|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

World Bank: Tăng trưởng GDP Việt Nam 2019 dự báo giảm còn 6,6% do sức cầu bên ngoài yếu và tín dụng thắt chặt

17:23 | 01/07/2019
Chia sẻ
Tăng trưởng GDP trong năm 2019 được World Bank dự báo sẽ giảm còn 6,6% do sức cầu bên ngoài yếu đi và chính sách tài khóa và tín dụng tiếp tục bị thắt chặt. Chỉ số lạm phát dự kiến vẫn được duy trì dưới chỉ tiêu lạm phát chính thức là 4%.

Áp lực từ sức cầu yếu

Đà tăng trưởng của Việt Nam chậm lại kể từ đầu năm nhưng triển vọng vẫn tích cực. Đó là nhận định trong báo cáo bán thường niên của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về tình hình kinh tế Việt Nam.

Trong kì báo cáo lần này, ngành dịch vụ đạt kết quả tốt - dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước và đặc biệt là tiêu dùng tư nhân vẫn tăng bền vững. Tỉ lệ nợ trên GDP giảm từ mức đỉnh 63,7% năm 2016 xuống còn khoảng 58,4% năm 2018. 

Phát biểu tại buổi họp báo công bố báo cáo bán thường niên, ông Sebastian Eckardt Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho biết tăng trưởng gần đây giảm tốc là do tác động dội của những yếu tố bất lợi bên ngoài đối với các ngành kinh tế quan trọng. 

ảnh_Viber_2019-07-01_16-33-16

Họp báo công bố báo cáo bán thường niên của World Bank. Ảnh: Đức Quỳnh

Dịch tả heo châu Phi bùng phát và giá cả quốc tế suy giảm gây ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp. Đồng thời, sức cầu bên ngoài yếu đi làm tăng trưởng chững lại ở các ngành chế biến, chế tạo định hướng xuất khẩu. 

Mặc dù có dấu hiệu cho thấy tăng trưởng chững lại theo chu kì, báo cáo nhận định rằng triển vọng của Việt Nam vẫn tích cực. Tăng trưởng GDP trong năm 2019 được World Bank dự báo sẽ giảm còn 6,6% do sức cầu bên ngoài yếu đi và chính sách tài khóa và tín dụng tiếp tục bị thắt chặt. Chỉ số lạm phát dự kiến vẫn được duy trì dưới chỉ tiêu lạm phát chính thức là 4%.


201720182019
Tăng trưởng GDP6,8%7,1%6,6%
CPI3,5%3,5%3,7%

Dự báo tăng trưởng GDP và CPI trong năm 2019. Số liệu: World Bank

Còn nhiều rủi ro

Ông Sebastian Eckardt chỉ ra rủi ro tiếp tục gia tăng do tình trạng bất định toàn cầu tăng lên với khi căng thẳng thương mại tái leo thang và biến động tài chính nhiều hơn. 

Rủi ro bên ngoài còn trở nên phức tạp hơn khi kết hợp với những nguy cơ dễ tổn thương trong nước, bao gồm chậm trễ trong trình củng cố tình hình tài khóa, cải cách doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng, gây ảnh hưởng đến cảm nhận của nhà đầu tư và viễn cảnh tăng trưởng.

Mặc dù vậy, ông Sebastian Eckardt cũng cho rằng căng thẳng thương mại cũng tạo ra cơ hội cho Việt Nam khi xu hướng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam tăng hơn.

"Trước đây, việc Trung Quốc chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam đã có rồi. Tuy nhiên, sau khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng tăng cao, xu hướng chuyển dịch này càng cao hơn", ông Sebastian Eckardt nhận định.

Mặc dù vậy, ông Sebastian Eckardt cũng chỉ ra: "Tôi không kì vọng quá nhiều khi nói về lợi ích từ chuyển đổi thương mại này của Trung Quốc này do năng lực của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Việt Nam chỉ lắp ráp khâu cuối cùng nên giá trị rất thấp".

Tuy nhiên, trong bối cảnh chung khi Việt Nam vừa kí kết hiệp định CPTPP và EVFTA, ông Sebastian Eckardt cho rằng điều này sẽ cải thiện tâm lí nhà đầu tư về lợi ích từ chuyển dịch thương mại. Đặc biệt đối với EVFTA có tác động cao đối với thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài và xuất khẩu nếu Việt Nam thực hiện tốt các cam kết.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định: "Việt Nam cần chuẩn bị điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô trong trưởng hợp rủi ro nêu trên, trở thành hiện thực, dẫn đến suy giảm sâu hơn so với dự kiến. 

Việt Nam cũng sẽ phải tiếp tục tăng cường chiều sâu cải cách cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu, tăng cường chiều sâu hội nhập thương mại thông qua các hiệp định khu vực và đa phương".

Ông Ousmane Dione cũng nhận định trong thời gian tới tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó, Việt Nam cần có điều chỉnh về chính sách vĩ mô trong trường hợp rủi ro phát sinh. 

Ông Sebastian Eckardt cho rằng Việt Nam cần đổi mới quản lí để giảm chi phí kinh doanh. Đồng thời, Việt Nam cũng cần cải cách ngân hàng để đẩy nhanh xử lí nợ xấu và đảm bảo đủ đệm vốn nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống và nâng cao hiệu quả cho các tổ chức tài chính.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đức Quỳnh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.