|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Vừa ra tù, Thái tử Samsung đã bay sang Mỹ tìm cách tiêu khoản tiền mặt trị giá 100 tỷ USD

09:54 | 23/11/2021
Chia sẻ
Lượng tiền mặt của Samsung hiện đang vượt xa các đối thủ khác như nhà sản xuất chip Intel của Mỹ (7,9 tỷ USD) và tập đoàn chip khổng lồ TSMC của Đài Loan (31 tỷ USD).

Phó chủ tịch Samsung Lee Jae-yong đang có chuyến công du tại Mỹ. Đây đồng thời là chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đồng ý trả tự do sớm cho ông vào tháng 8. Chuyến đi này của ông Lee Jae-yong cho thấy gã khổng lồ Samsung đang tìm cách tiêu khoản tiền mặt lên tới 100 tỷ USD, theo Financial Times.

Lượng tiền dự trữ của tập đoàn Samsung, vốn đã tăng vọt khi trong lúc ông Lee đang ngồi tù, đủ để gã khổng lồ này thực hiện các thương vụ giá trị lớn, ngang ngửa quỹ đầu tư Vision của SoftBank.

Samsung tìm cách tiêu 100 tỷ USD sau nhiều năm đứng ngoài cuộc chơi M&A công nghệ - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Samsung, ông Lee Jae-yong. (Ảnh: Financial Times).

Samsung đang đứng ngoài cuộc chơi M&A ngành công nghệ

Kể từ năm 2016, thời điểm Samsung thực hiện thương vụ mua lại tập đoàn công nghệ ô tô Harman của Mỹ với giá trị 8 tỷ USD, gã khổng lồ đến từ Hàn Quốc này đã đứng ngoài cuộc chơi khi không thực hiện thêm bất kỳ giao dịch lớn nào trong lĩnh vực công nghệ.

Theo IC Insights, các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong các công ty bán dẫn đạt tổng trị giá hơn 200 tỷ USD trong 4 năm qua. Chỉ tính riêng trong năm 2020, con số này đạt mức kỷ lục 118 tỷ USD, dù thương vụ Nvidia mua lại hãng thiết kế chip với hợp đồng trị giá 54 tỷ USD đã bị ngăn lại.

Kim Young-woo, nhà phân tích của SK Securities cho biết: "Đã có rất nhiều thương vụ M&A trong ngành công nghệ trong những năm gần đây, nhưng Samsung không có tên trong danh sách. Đây là điều mà những người quản lý cao cấp nên giải quyết, nhưng đó cũng là lúc ông Lee xử lý các vấn đề pháp lý của bản thân".

Ông Lee Jae-yong, người phải đối mặt với một phiên tòa riêng biệt, đã gặp CEO của nhà phát triển vắc xin Moderna và nhà điều hành viễn thông Mỹ Verizon, dự kiến sẽ công bố địa điểm tại Mỹ cho một cơ sở bán dẫn mới trị giá 17 tỷ USD để củng cố các hoạt động kinh doanh tại nền kinh tế xứ cờ hoa.

Ngay khi ông Lee ra tù, Samsung đã công bố kế hoạch đầu tư ba năm trị giá 206 tỷ USD để mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán dẫn, dược phẩm sinh học, trí tuệ nhân tạo và robot.

Nhà sản xuất chip nhớ và điện thoại thông minh lớn nhất thế giới tự tin rằng họ có thể thực hiện một thỏa thuận quy mô lớn trong vòng ba năm và đang tích cực xem xét các lĩnh vực phát triển nhanh bao gồm AI, 5G và ô tô.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư lo ngại tập đoàn đã mất đi vị thế trước các đối thủ và thiếu một chiến lược phát triển rõ ràng. Lượng tiền mặt của Samsung đạt 102 tỷ USD trong quý thứ III, vượt xa đối thủ Intel của Mỹ (7,9 tỷ USD) và tập đoàn chip khổng lồ TSMC của Đài Loan (31 tỷ USD).

Một quan chức trong ngành cho biết: "Với lượng tiền mặt hơn 100 tỷ USD, các cổ đông muốn Samsung trả nhiều cổ tức hơn nếu họ không sử dụng nó để mở rộng hoạt động kinh doanh".

Giá cổ phiếu Samsung đã giảm hơn 10% trong năm nay do lo ngại về tình trạng dư cung với chip nhớ NAND vào năm 2022. James Lim, một nhà phân tích tại quỹ đầu tư Dalton Investments của Mỹ cho biết: "Họ có quá nhiều tiền mặt và phân bổ vốn không hiệu quả. Có những lo ngại rằng Samsung có thể bị tụt lại trong cuộc đua về chip nhớ, trong khi các nhà đầu tư dường như không tin rằng hãng có thể trở thành tập đoàn hàng đầu trong lĩnh chip không bao gồm bộ nhớ".

Người đại diện Samsung từ chối đưa ra bình luận. Dù vậy một cá nhân thân tín với tập đoàn tự tin rằng họ đã tạo ra nhiều giá trị cho cổ đông.

Samsung tìm cách tiêu 100 tỷ USD sau nhiều năm đứng ngoài cuộc chơi M&A công nghệ - Ảnh 2.

Kể từ sau thương vụ Harman, Samsung đang đứng ngoài cuộc chơi M&A công nghệ. (Ảnh: Harman).

Cách tiếp cận thận trọng của Samsung có thể khiến các nhà đầu tư lo ngại

Cách tiếp cận cực kỳ thận trọng của Samsung một phần bắt nguồn từ nhiệm vụ của ông Lee để có được sự điều hành ổn định kể từ khi nắm quyền kiểm soát công ty trị giá 357 tỷ USD vào năm 2014.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm sâu sắc của công ty với các giao dịch, cũng như lo ngại về các vấn đề chống độc quyền tiềm ẩn, cũng góp phần khiến Samsung do dự trước các thương vụ M&A giá trị lớn.

Các nhà quản lý quỹ cho biết, các giám đốc điều hành Samsung gần như suy sụp kể từ khi tập đoàn khổng lồ này tiếp quản hãng máy tính AST vào năm 1995. Rất nhiều nhân tài trong nước đã nghỉ việc khi tập đoàn Samsung cố gắng thay đổi văn hóa doanh nghiệp của AST. Gần đây, Samsung cũng phải vật lộn để cải thiện mức lợi nhuận đang sụt giảm của Harman.

Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng Samsung cần thực hiện một số thương vụ M&A trong lĩnh vực đúc bán dẫn, một thị trường béo bở để sản xuất chip xử lý không dùng bộ nhớ cho các công ty khác, nơi gã khổng lồ của Hàn Quốc đang thua xa đối thủ TSMC của Đài Loan.

"Việc mua lại một công ty đúc bán dẫn là rất quan trọng đối với Samsung". Paul Choi, trưởng nhóm nghiên cứu của công ty môi giới CLSA ở Seoul cho biết, đồng thời nhấn mạnh Samsung là công ty dẫn đầu toàn cầu về chip nhớ nhưng thị trường chip không sử dụng bộ nhớ còn có tiềm năng lớn hơn nhiều.

Các nhà đầu tư cũng lo ngại trước những tiến bộ của các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực chip nhớ, nơi Samsung đã thống trị trong nhiều thập kỷ. Trong lĩnh vực viễn thông và AI, Samsung có khả năng xác định các công ty công nghệ chuyên môn cao, có thể giúp họ phát triển mạng không dây và khả năng tương tác của các sản phẩm điện tử tiêu dùng.

Dù vậy, một nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon, người đã tư vấn về nhiều thương vụ M&A, chia sẻ với Financial Times rằng những người sáng lập không muốn hợp nhất với các công ty nổi tiếng bảo thủ như Samsung. Điều này khiến khản năng đàm phán giữa Samsung và các công ty khác thêm phần phức tạp.

"Đối với nhiều nhà sáng lập, làm việc với quỹ đầu tư mạo hiểm của công ty được coi là giải pháp cuối, ngay cả khi công ty đó có danh tiếng trong lĩnh vực công nghệ như Samsung. Luôn có nỗi lo rằng bạn sẽ không phù hợp với công ty mẹ. Họ chưa thực sự nghiêm túc nghĩ về cách sử dụng công nghệ của bạn cho bức tranh toàn cảnh", ông nói.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quốc Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.