|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Vốn khởi nghiệp: Không chỉ là... tiền

07:07 | 30/06/2018
Chia sẻ
Với chủ đề “Vốn của khởi nghiệp - Startup Capitals”, Hội nghị và Triển lãm khởi nghiệp quốc tế Đà Nẵng SURF 2018 diễn ra ngày 29/6 với nội dung chính tập trung xoay quanh 5 nguồn vốn chính của khởi nghiệp: vốn tài chính, vốn nhân sự, vốn công nghệ, vốn xã hội và vốn bản địa.
von khoi nghiep khong chi la tien Cách để mọi người tạo vốn khởi nghiệp từ 1.000 USD (Kỳ 2)
von khoi nghiep khong chi la tien Cách để mọi người tạo vốn khởi nghiệp với 1.000 USD (kỳ 1)
von khoi nghiep khong chi la tien
Tham gia SURF 2018, các doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ tìm kiếm vốn tài chính mà còn có cơ hội kết nối những đầu mối nắm giữ các nguồn vốn về con người, công nghệ, bản địa hay xã hội. Ảnh: Giang Thanh.

Vốn nhân sự đóng vai trò quyết định

Trong 5 nguồn vốn để khởi nghiệp bền vững, tại cuộc thảo luận “Vốn khởi nghiệp – Không chỉ là chuyện tiền” trong khuôn khổ SURF 2018, các chuyên gia đều đánh giá cao vai trò yếu tố vốn nhân sự trong thành công của 1 startup. Theo ông Thắng Lê, Chủ tịch HĐQT VT FOOD, điều quan trọng nhất trong một dự án khởi nghiệp đó chính là yếu tố nhân sự. “Ở đây bao gồm người sáng lập và cả đội ngũ sáng lập. Chính tố chất của con người trong khởi nghiệp, bao gồm: năng lực, phẩm chất, trí tuệ... sẽ tác động đến sự thành – bại của 1 startup”.

Đồng tình với quan điểm trên, bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), vốn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của 1 startup. “Theo kinh nghiệm làm việc của tôi với cộng đồng khởi nghiệp ở Israrel, các nhà đầu tư ở đó sẽ đầu tư vào các dự án mà người sáng lập: một là người am hiểu chuyên môn/lĩnh vực của dự án khởi nghiệp, hai là người “nhạy mùi tiền” tức là có khả năng kinh doanh tốt, và ba là người có thể phát triển các mối quan hệ tốt. Ở đây, con người luôn là yếu tố đầu tiên khi nhà đầu tư quyết định bỏ tiền vào dự án khởi nghiệp của bạn”, bà Hạnh cho biết.

Chia sẻ về câu chuyện hình thành dịch vụ Grab Bike ở Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Anh, CEO của Grab, cho rằng, yếu tố vốn nhân lực và vốn bản địa dần dần ảnh hưởng đến sự phát triển của startup. “Grab Bike là sản phẩm đặc trưng của Grab ở thị trường Việt Nam, được hình thành nên từ thói quen sử dụng xe ôm là dịch vụ di chuyển của người Việt Nam. Những người điều hành nước ngoài chắc chắn sẽ không phát hiện ra điều này, nhưng đội ngũ người Việt hiểu và nắm bắt được hành vi này. Vì vậy, Grab Bike ra đời đáp ứng nhu cầu sử dụng xe ôm của người Việt Nam, mang đến dịch vụ tiện lợi, minh bạch về giá cả và an toàn. Yếu tố về đội ngũ nhân sự và sự am hiểu thị trường quyết định sự ra đời và thành công của dịch vụ Grab Bike”, ông Tuấn Anh cho biết.

Chia sẻ kinh nghiệm của mình, ông Thắng Lê nhấn mạnh, điều quan trọng nhất để thành công là phải xây dựng được đội ngũ. “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau. Nhưng những con người trong tập thể này phải tự làm giàu cho bản thân mình, chia sẻ, kết nối với các cộng sự và cộng đồng để phát triển bản thân, phát triển các mối quan hệ”, ông Thắng Lê nói. Biểu tượng và triết lý của khởi nghiệp Đà Nẵng là hình ảnh bầy cá chuồn với tinh thần của đàn cá chuồn: biết bơi, biết bay và luôn đi theo bầy, “không ai khởi nghiệp một mình”. Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng chủ trương lựa chọn các dự án khởi nghiệp để ươm tạo dựa vào đội ngũ sáng lập. Như ông Phạm Đức Nam Trung, Phó giám đốc DNES, từng chia sẻ: “Con người luôn là yếu tố đầu tiên mà chúng tôi cân nhắc khi đầu tư cho một dự án khởi nghiệp. Với đội ngũ tốt, dự án khởi nghiệp đó sẽ phát triển bền vững”.

Kết nối startup và các nguồn vốn

Với hơn 2.000 lượt khách tham gia là các lãnh đạo T.Ư và địa phương, các đối tác trong nước và quốc tế, các quỹ đầu tư, nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp...; 73 gian hàng triển lãm và 40 chuyên gia với hơn 30 bài trình bày tập trung về vốn khởi nghiệp và liên kết vốn khởi nghiệp, SURF 2018 tạo dựng một không gian để những đầu mối nắm giữ các nguồn vốn khởi nghiệp cùng ngồi lại và tìm ra cách thức giải quyết vấn đề “thiếu vốn” đối với từng nguồn vốn khởi nghiệp bền vững. Đây là cơ hội để các startup gặp gỡ và kết nối với những đầu mối để hiện thực hoá ước mơ khởi nghiệp đúng như thông điệp kết nối những làn sóng mà SURF 2018 hướng tới.

SURF 2018 góp phần giải bài toán “thiếu tiền” cho các startup thông qua 4 hoạt động: Chương trình tăng tốc khởi nghiệp Israel với chủ đề: Gọi vốn đầu tư cho khởi nghiệp; cuộc thi thuyết trình dự án khởi nghiệp Startup Pitching Competition với giải thưởng lên đến 200 triệu đồng cùng 1 khóa đào tạo về khởi nghiệp tại Isarel và cơ hội gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần và quỹ đầu tư mạo hiểm; Speed dating – cuộc gặp “một đối một” giữa nhà khởi nghiệp và nhà đầu tư... Để giải quyết bài toán về vốn công nghệ trong khởi nghiệp, SURF tạo ra cơ hội chuyên gia, các doanh nghiệp khởi nghiệp hàng đầu về công nghệ. Đặc biệt, năm nay, một trong những trọng tâm của SURF là “deep tech” (công nghệ sâu) - là sự kết hợp của nhiều nền tảng công nghệ khác nhau để tạo ra một sản phẩm khởi nghiệp.

SURF năm nay quy tụ những doanh nghiệp khởi nghiệp đã gắn bó với SURF qua các mùa như Homecares, Zody, Nôi Tob,... SURF là nơi kết nối các startup này với các nguồn vốn từ khi còn là một dự án khởi nghiệp non trẻ. Btaskee - Ứng dụng giúp việc nhà theo giờ, quán quân của Startup Pitching Competition tại SURF 2017 đã gọi được vốn đầu tư qua kì SURF năm ngoái, qua đó mở rộng thị trường ra cả 3 thành phố lớn là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. “Năm nay, Btaskee tham dự SURF 2018 với mong muốn kết nối với các khách hàng tiềm năng, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Hiện, Btaskee có mạng lưới khoảng 2000 người giúp việc theo giờ và hướng đến các đối tượng khách hàng là hộ gia đình, văn phòng, công ty quy mô nhỏ...”, chị Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc Btaskee tại Đà Nẵng, cho biết.

“Theo kinh nghiệm làm việc của tôi với cộng đồng khởi nghiệp ở Israrel, các nhà đầu tư ở đó sẽ đầu tư vào các dự án mà người sáng lập: một là người am hiểu chuyên môn/lĩnh vực của dự án khởi nghiệp, hai là người “nhạy mùi tiền” tức là có khả năng kinh doanh tốt, và ba là người có thể phát triển các mối quan hệ tốt. Ở đây, con người luôn là yếu tố đầu tiên khi nhà đầu tư quyết định bỏ tiền vào dự án khởi nghiệp của bạn”

Vũ Kim Hạnh, giám đốc BSA

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Giang Thanh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.