|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

VN-Index tiếp tục mất điểm, HAG và HNG vẫn được mua mạnh

10:36 | 17/02/2017
Chia sẻ
Thanh khoản thị trường hôm nay đạt gần 4.000 tỷ đồng. ATG tiếp tục tăng trần nhưng CDO đóng cửa dư bán giá sàn.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index giảm 0,21% xuống 707,83 điểm. Giá trị giao dịch đạt 3.545 tỷ đồng, khối lượng 166 triệu cổ phiếu.

Ngược lại, HNX-Index tăng 0,38% lên 85,88 điểm với thanh khoản 48,9 triệu cổ phiếu, giá trị 445 tỷ đồng.

VNM đóng cửa giảm 2.000 đồng, VCB giảm 300 đồng, GAS giảm 400 đồng, MSN giảm 250 đồng, BVH giảm 400 đồng là các mã bluechips giảm giá hôm nay.

Ngược lại, một số mã tăng có STB, HAG, HNG... Cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục được giao dịch mạnh, khớp lệnh 10,5 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, FLC khớp lệnh gần 15 triệu đơn vị, chốt phiên tăng giá 140 đồng.

ATG tiếp tục tăng trần nhưng CDO cuối phiên dư bán giá sàn. Cả 2 mã này hôm nay đều giao dịch mạnh, khối lượng khớp lệnh 2,4 triệu đơn vị và 3,4 triệu đơn vị.

POM, SGT và TTF là các mã đóng cửa tại giá trần.

------------------

Mở cửa phiên giao dịch sáng cuối tuần, VN-Index tăng nhẹ đầu phiên, sau đó giảm điểm nhưng đã hồi phục trở lại. Chỉ số này hiện tăng 0,01% lên 709,44 điểm còn HNX-Index tăng 0,3%. Thanh khoản 2 sàn hiện đạt 84 triệu cổ phiếu, giá trị 1.500 tỷ đồng.

HAG tiếp tục giao dịch mạnh, hiện khớp lệnh 4,5 triệu cổ phiếu, tăng giá 80 đồng. FLC khớp lệnh 5,4 triệu cổ phiếu, tăng giá 170 đồng.

Trong nhóm vốn hoá lớn, SAB giảm 1.100 đồng, VNM giảm giá 500 đồng, VIC giảm 50 đồng, MSN và GAS tăng nhẹ.

ATG và CDO không còn tăng trần. ATG tăng 60 đồng trong khi CDO giảm 40 đồng. Cả 2 mã này đều đã có lúc giảm sàn trong phiên.

Theo nhận định của các công ty chứng khoán, sau phiên điều chỉnh hôm qua thị trường cần tích luỹ tiếp trước khi hướng đến các mục tiêu cao hơn.

Gia Linh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.