|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

VietinBank lãi hơn 15.700 tỷ đồng sau 9 tháng, dự phòng rủi ro tăng gấp rưỡi cùng kỳ

21:50 | 29/10/2022
Chia sẻ
Trừ kinh doanh và đầu tư chứng khoán thua lỗ, các mảng kinh doanh của VietinBank đều ghi nhận tăng trưởng. Lợi nhuận trước thuế quý III đạt hơn 4.100 tỷ đồng, luỹ kế 9 tháng vượt 15.700 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - Mã: CTG) vừa công bố báo cáo tài chính với lợi nhuận trước thuế quý III đạt hơn 4.156 tỷ đồng, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm trước và kém xa hai "ông lớn" Big4 khác là BIDV (6.498 tỷ đồng) và Vietcombank (7.566 tỷ đồng).

Trong quý III, các hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán đều ghi nhận lỗ lần lượt 136 tỷ đồng và 104 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước các con số này vẫn ở mức khả quan.

Các mảng còn lại đều ghi nhận tăng trưởng hai chữ số. Thu nhập lãi thuần tăng gần 31% so với cùng kỳ năm trước; lãi thuần từ dịch vụ tăng gần 27%; từ kinh doanh ngoại hối tăng 69%. Lãi thuần từ hoạt động khác thậm chí tăng gấp hơn 6 lần cùng kỳ năm trước.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, VietinBank lãi trước thuế 15.764 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với cùng kỳ. 

 

Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của VietinBank đạt hơn 1,75 triệu tỷ đồng, tăng 14,3% so với cuối năm trước, trong đó cho vay khách hàng tăng 10,1%. 

Số dư nợ xấu của VietinBank trong kỳ cũng tăng mạnh 23,4% so với đầu năm, đưa tỷ lệ nợ xấu nhích lên 1,42%, vẫn nằm ở ngưỡng an toàn.

Ngân hàng đã tăng mạnh trích lập dự phòng từ gần 25.800 tỷ đồng lên hơn 39.000 tỷ đồng, tăng 52,2% sau 9 tháng, đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu từ 180% cuối năm trước lên trên 220%. 

 

Trong cơ cấu nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) chiếm khoảng 70% với 12.414 tỷ đồng, gấp 2,4 lần cuối năm trước. 

Chi tiết các nhóm nợ trong cho vay khách hàng của VietinBank

 Nguồn: BCTC quý III/2022 của VietinBank.

Diệp Bình

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.