|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiềm năng cho sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao Ba Lan

19:45 | 09/08/2019
Chia sẻ
Doanh nghiệp Việt Nam và Ba Lan muốn tận dụng cơ hội từ EVFTA để tăng cường hoạt động giao thương giữa hai nền kinh tế, trong đó, nông nghiệp là một trong những ngành hàng được quan tâm kết nối.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã kí kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA), 8 nước trong khu vực Đông Âu trong đó có Ba Lan đã gia nhập EU đều kì vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại với Việt Nam.

Ba Lan, nền kinh tế thứ 6 trong EU và là thị trường lớn nhất trong số các nước Đông Âu với gần 40 triệu dân. Và, dù có sự tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này gần đây nhưng doanh nghiệp Việt vẫn gặp không ít khó khăn, đặc biệt về thông tin thị trường.

Theo đó, ngày 8/8, tại TP HCM, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP HCM (VCCI-HCM) phối hợp với Phòng Thương mại Quốc gia Ba Lan đã tổ buổi Giao lưu thương Việt Nam - Ba Lan chuyên ngành thực phẩm để các doanh nghiệp Việt Nam và Ba Lan trực tiếp tìm hiểu nhu cầu và thông tin của nhau.

Khẳng định nhu cầu thị trường Ba Lan rất lớn, ông Piotz Ziemann, Chủ tịch hiệp hội các nhà giết mổ thịt và chế biến thịt nguội Ba Lan cho biết quốc gia này hiện nhập khẩu rất nhiều sản phẩm nông nghiệp từ châu Âu (gạo, trái cây họ cam quýt, chuối, thuốc lá, dầu dừa...), nhưng nguồn gốc Việt Nam. 

Theo ông Piotz, ưu thế của Ba Lan là có thể sản xuất thịt bò với chi phí thấp hơn 17% chi phí trung bình của toàn EU nhưng chất lượng vẫn đứng hàng đầu châu lục. 85% thịt bò Ba Lan là dành cho xuất khẩu, 5% cho thịt gà và 17% cho thịt heo.

Trong khi thịt heo Ba Lan đã xuất hiện ở thị trường Việt Nam, thịt bò và thịt gà vẫn còn mới mẻ dù đã quen mặt ở các thị trường khó tính châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Do đó, đại diện hiệp hội các nhà giết mổ thịt và chế biến thịt nguội Ba Lan kì vọng trong tương lai gần Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiềm năng cho các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao của Ba Lan, trong đó có thịt bò.

Đồng thời, ở chiều ngược lại, nếu nông sản Việt Nam được chế biến tốt, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, hoàn toàn có thể xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Ba Lan.

05af8df2dab03dee64a1

Đại diện hiệp hội các nhà giết mổ thịt và chế biến thịt nguội Ba Lan và một số doanh nghiệp Ba Lan chia sẻ thông tin tại bưởi giao thương ngày 8/8 tại TP HCM. Ảnh: Như Huỳnh.

Tại buổi giao thương, đại diện Ba Lan là các doanh nghiệp trong các lĩnh vực thực phẩm tươi và chế biến, trái cây tươi và đóng hộp, chiết xuất trái cây đậm đặc, thịt bò, thịt gà, thit gia cầm, mô giới thực phẩm tại châu Âu…  

Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật thông tin về thị trường và tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Mùi, Giám đốc Công ty Hải Vinh - một trong những doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu hợp tác với thị trường Ba Lan, một số qui định nhập khẩu của thị trường này gây khó khăn cho các doanh nghiệp mới tiếp cận, trong đó có doanh nghiệp Hải Vinh.

"Các thông tin của thị trường này mình chưa nắm được nhiều. 

Trong khi đó, họ yêu cầu phải nhập ít nhất 1 container tương đương 18 tấn chứ không chấp nhận việc nhập thử từng palet để xem phản ứng của thị trường nên chúng tôi vẫn chưa đi đến được thỏa thuận trong lần gặp hôm nay", bà Mùi chia sẻ.

Dù vậy đại diện doanh nghiệp này cũng rất quan tâm đến Ba Lan cũng như các thị trường trong khối EU bởi khả năng giảm thuế quan từ EVFTA mang lại. Do đó, doanh nghiệp cho biết sẽ tiếp tục tìm kiếm các đối phù hợp trong thời gian tới.

"Theo tôi thấy người Việt Nam rất ưa chuộng sản phẩm từ các nước châu Âu. Đặc biệt với các sản phẩm thực phẩm của thị trường này được nhiều người đánh giá mặc định là an toàn nên nhiều khả năng sẽ rất tiềm năng tại thị trường Việt Nam", bà Mùi cho hay.

2cae22f275b092eecba1

Doanh nghiệp Việt nam và Ba Lan tìm hiểu sản phẩm và điều kiện hợp tác, kinh doanh với nhau. Ảnh: Như Huỳnh.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng nhược điểm của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài nói chung, Ba Lan nói riêng còn thiếu thông tin về thị trường cũng như sự am hiểu luật pháp nên khi thực hiện giao dịch, nếu xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp Việt luôn bị yếu thế.

Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tập trung khai thác, xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế như nhóm hàng nông sản, thủy sản, chú trọng tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, số lượng, tận dụng ưu đãi thuế... để tăng giá trị và kim ngạch xuất khẩu vào Ba Lan và EU.

Như Huỳnh

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.