Các tập đoàn như Vingroup và Hòa Phát có giá trị nợ vay lớn nhất sàn chứng khoán. Tuy nhiên tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản của các đại gia này lại thấp hơn nhiều doanh nghiệp khác.
Lợi nhuận Hòa Phát dẫn đầu trong quý I nhưng rồi Vinhomes tăng tốc vượt lên trong quý II và III. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lãi sau thuế của Vinhomes nhỉnh hơn Hòa Phát khoảng 0,5%.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng như vũ bão trên đỉnh lịch sử là cơ hội để các doanh nghiệp thực hiện "chốt lời" khoản mua cổ phiếu quỹ. Theo quan sát, nhiều khoản đầu tư đem lại lợi nhuận ba con số nhờ nắm giữ lâu năm. Không ít doanh nghiệp bán ra chỉ sau hơn 1 năm mua vào.
Một số cổ phiếu đáng chú ý được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: VHM (Vinhomes), PDR (Phát triển Bất động sản Phát Đạt), ILB (ICD Tân Cảng – Long Bình).
Viking Asia Holdings II đã bán ra 31,96 triệu cổ phiếu VHM ngay trước ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức, thu về khoản lãi ước tính 1.070 tỷ đồng, tương đương 44% chỉ sau 1 năm nắm giữ.
Sau giao dịch, Vingroup thu về hơn 10.973 tỷ đồng, đồng thời giảm số lượng cổ phần nắm giữ xuống còn 2,23 tỷ đơn vị, tương đương 66,66% vốn điều lệ của Vinhomes.
Vinhomes sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 16/9 tới đây để phát hành 1 tỷ cổ phiếu trả cổ tức và thanh toán 4.934 tỷ đồng cổ tức tiền mặt cho năm 2020.
Với việc thị trường diễn biến tích cực trong phiên mở cửa tuần (30/8), nhà đầu tư cá nhân quay lại vị thế mua ròng gần 400 tỷ đồng trên sàn HOSE. Dòng tiền có sự chuyển hướng sang nhóm thực phẩm & đồ uống, trong khi chốt lời mạnh tại nhóm bất động sản.
Với việc VN-Index mất hơn 8 điểm trong cuối phiên chiều, nhà đầu tư cá nhân thu hẹp giá trị mua ròng trên HOSE về mức 124 tỷ đồng. Đáng chú ý, cá nhân trong nước có động thái bán ròng gần 550 tỷ đồng VHM sau khi cổ phiếu này liên tục lao dốc từ vùng đỉnh.
Trong phiên chỉ số lấy lại tín hiếu tích cực, nhà đầu tư cá nhân trở lại là lực cầu duy nhất trên thị trường với 644 tỷ đồng mua ròng qua khớp lệnh. Các cá nhân giải ngân mạnh nhất vào nhóm bất động sản, trong đó điểm sáng là cổ phiếu VHM với giá trị mua ròng 612 tỷ đồng.
Trong tuần VN-Index biến động mạnh, tổ chức trong nước tăng quy mô bán ròng lên 2.040 tỷ đồng. Trong đó, tâm điểm giao dịch là VHM với giá trị rút ròng lên tới 2.165,3 tỷ đồng.
Bất chấp việc VN-Index 'bốc hơi' hơn 45 điểm trong phiên cuối tuần 20/8, giao dịch tích cực trong những phiên đầu tuần giúp nhà đầu tư cá nhân có tuần mua ròng mạnh nhất trên HOSE kể từ đầu tháng 6.
Mặc dù GRDP tăng thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, song trong năm 2024, một số chỉ tiêu kinh tế của Hà Nội vẫn giữ đà tăng trưởng tốt, đặc biệt tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng và tăng 24,7% so với dự toán.