|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại bán ròng VHM, DGC, DPM sau khi gom hàng nghìn tỷ vào năm ngoái

07:43 | 27/02/2023
Chia sẻ
Kể từ đầu năm 2023 đến nay, khối ngoại đã mua ròng 4.570 tỷ đồng trên toàn thị trường. Các cổ phiếu VHM, DPM và DGC có tên trong top 10 bán ròng trong gần hai tháng qua dù từng nằm trong top 10 mua ròng của năm 2022.

Khu đô thị Royal City của Vinhomes tại Hà Nội. (Ảnh: Song Ngọc).

Theo thống kê của Chứng khoán SSI từ đầu năm đến hết phiên 24/2, khối ngoại đã mua vào tổng cộng 45.970 tỷ đồng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời bán ra 41.400 tỷ đồng, tương ứng với giá trị mua ròng 4.570 tỷ đồng.

Xét theo kênh khớp lệnh, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 7.678 tỷ. Theo kênh thỏa thuận, khối ngoại bán ròng 3.109 tỷ.

Giá trị giao dịch bình quân của khối ngoại trong gần hai tháng qua là 2.570 tỷ đồng mỗi phiên, tương đương 10,7% thanh khoản toàn thị trường.

Trong top bán ròng của khối ngoại, cổ phiếu EIB của Eximbank dẫn đầu với giá trị gần 3.462 tỷ đồng, gần như tất cả giao dịch đều được thực hiện qua kênh thỏa thuận. Năm 2022, EIB cũng là quán quân bán ròng với 4.943 tỷ đồng.

Xếp vị trí số 2 từ đầu năm 2023 đến nay là cổ phiếu DGC của Hóa Chất Đức Giang với 504 tỷ đồng, trái ngược với việc mua ròng 3.144 tỷ đồng trong năm ngoái, đứng thứ 3 toàn thị trường.

 

Cổ phiếu VHM của Vinhomes xếp thứ 3 khi khối ngoại xả 478 tỷ đồng, dù từng gom 2.210 tỷ đồng vào năm 2022, đứng thứ 6 toàn thị trường.

Hai cổ phiếu lớn ngành phân bón là DCM của Đạm Cà Mau và DPM của Đạm Phú Mỹ cùng góp mặt trong top 10 bán ròng tính từ đầu năm 2023 đến 24/2. Năm ngoái, các nhà đầu tư nước ngoài mua thêm lần lượt gần 2.400 tỷ đồng DPM (nhiều thứ 5) và hơn 1.200 tỷ đồng (xếp thứ 13).

Các doanh nghiệp phân bón vừa trải qua một năm bùng nổ với lợi nhuận tăng hàng nghìn tỷ đồng nhờ giá bán hóa chất và phân bón đi lên mạnh mẽ trong ba quý đầu năm vì xung đột Nga – Ukraine.

Cụ thể, DPM ghi nhận doanh thu thuần 18.627 tỷ và lãi sau thuế 5.606 tỷ đồng trong năm 2022, tăng trưởng lần lượt 46% và 77% so với năm trước. DCM cũng báo cáo doanh thu thuần tăng 61% lên 15.924 tỷ và lợi nhuận sau thuế nhảy vọt 134% lên gần 4.281 tỷ.

Xét riêng quý IV, doanh thu và lợi nhuận của DPM cùng đi xuống khi giá bán và nhu cầu cùng suy yếu. Lãi sau thuế của DCM cũng giảm nhẹ.

Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ báo lãi lớn trong năm 2022.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát dẫn đầu danh sách mua ròng của khối ngoại kể từ đầu năm nay, trái ngược với việc xả gần 4.200 tỷ vào năm 2022.

Nếu như doanh nghiệp dầu khí vừa có một năm rực rỡ thì ngành thép lại phải trải qua một năm rất “thê thảm”, đúng như lời dự đoán của tỷ phú Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Hòa Phát. Nguyên nhân là nhu cầu và giá bán cùng lao dốc trong khi chi phí thành phẩm cao.

Hàng loạt tên tuổi lớn như Hòa Phát, Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), Tổng Công ty Thép Việt nam (VNSteel – TVN), Gang thép Thái Nguyên (Tisco), … cùng thua lỗ trong hai quý cuối năm.

Hòa Phát có lãi lớn trong hai quý đầu năm nên tính lũy kế cả năm vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế 8.444 tỷ đồng, nhưng chỉ bằng 1/3 kế hoạch mà đại hội cổ đông 2022 đã đề ra.

Sang năm 2023, Hòa Phát đặt mục tiêu lợi nhuận 8.000 tỷ, thấp hơn năm ngoái. Tuy nhiên trong khoảng ba tháng gần đây, giá thép đã bắt đầu hồi phục, tạo tâm lý tích cực cho nhiều nhà đầu tư.

 

Hai cổ phiếu chứng khoán là SSI và HCM nằm trong top 10 mua ròng của khối ngoại đầu năm 2023 với giá trị lần lượt 631 tỷ và 449 tỷ đồng. Trong năm 2022 và 2021, không có cổ phiếu công ty chứng khoán nào lọt vào top 10 mua ròng.

 

Song Ngọc

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.