|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Đạm Phú Mỹ sắp chi hơn 780 tỷ đồng trả cổ tức

15:02 | 12/08/2024
Chia sẻ
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sắp bỏ túi gần 466 tỷ đồng cổ tức nhờ nắm 59,59% vốn của Đạm Phú Mỹ.

Tổng công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ - Mã: DPM) thông báo ngày 22/8 là ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 20% (1 cổ phiếu nhận 2.000 đồng), tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/8.

Với hơn 391 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty cần chi 782 tỷ đồng trả cổ tức. Ngày thanh toán dự kiến là 24/9.

Trong đợt chia cổ tức này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có thể nhận về gần 466 tỷ đồng nhờ nắm 59,59% vốn.

Những năm gần đây, Đạm Phú Mỹ thường trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao, năm 2022 là 70%, năm 2021 là 50%.

Về tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm nay, Đạm Phú Mỹ ghi nhận 7.255 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 4%, lãi sau thuế 503 tỷ đồng tăng 37% so với cùng kỳ.

So sánh với kế hoạch năm 2024, công ty đã thực hiện được 93% mục tiêu lợi nhuận (542 tỷ đồng).

Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ BCTC.

Trong cuộc gặp gỡ với Đạm Phú Mỹ gần đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết trong nửa cuối năm,  công ty đặt mục tiêu thận trọng với sản lượng urê tiêu thụ khoảng 409.000 tấn (tăng 3% so với cùng kỳ nhưng giảm 18% so với nửa đầu năm).

Sản lượng NPK là 55.000 tấn (giảm 18% so với cùng kỳ và giảm 37% so với nửa đầu năm). Phân bón nhập khẩu là 127.000 tấn (giảm 18% so với cùng kỳ nhưng tăng 13% so với nửa đầu năm).

Theo Đạm Phú Mỹ, công ty đặt kế hoạch thận trọng do lo ngại các vấn đề về thời tiết và biến động giá nông sản ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ phân bón, đồng thời nửa cuối năm cũng là mùa thấp điểm hơn so với giai đoạn đầu năm.

Công ty cho biết đang có kế hoạch công suất nhà máy NPK lên gấp đôi mức hiện tại, tương đương 500.000 tấn/năm.

Bên cạnh đó, Đạm Phú Mỹ cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ khi công ty đang trình các hồ sơ lên Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước. Công ty thông tin chưa có thời gian thực hiện cụ thể. Tuy nhiên, kế hoạch sơ bộ sẽ tăng vốn qua 2 giai đoạn, bao gồm giai đoạn 1 sẽ tăng thêm 40% và giai đoạn 2 tăng tiếp 24%.  

Lâm Anh

Trung Quốc đánh mất lợi thế chi phí lao động giá rẻ nhưng Việt Nam không phải quốc gia duy nhất hưởng lợi
Mức lương trung bình trong ngành sản xuất của Việt Nam chỉ xấp xỉ 1/4 Trung Quốc. Tuy đây là lợi thế đáng chú ý của Việt Nam, một số quốc gia châu Á khác cũng có ưu điểm tương tự.