|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

VF1 đang là quỹ sinh lời cao nhất của VFM, VF30 ‘trầy trật’ hai năm để vượt mệnh giá

13:03 | 21/03/2017
Chia sẻ
Trong năm 2016, có 3 trong 4 quỹ đầu tư cùng quỹ ETF của VFM tăng trưởng lợi nhuận và NAV. Đáng chú ý là quỹ ETF tăng trưởng NAV hai năm liền, giá trị mỗi chứng chỉ quỹ vượt mệnh giá 10.000 đồng.
 

VFM là Công ty Quản lý quỹ Đầu tư Việt Nam, trước đây là liên doanh giữa Sacombank (51%) và Dragon Capital Magagement Limited (49%) với vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Tháng 1/2009, Công ty chuyển hình thức sang Công ty Cổ phần, vốn điều lệ hiện tại đạt 229,5 tỷ đồng.

VFM trực tiếp quản lý 4 quỹ đầu tư (gồm VFMVF1, VFMVF4, VFMVFA, VFMVFB) và 1 quỹ ETF (VFMVN30). Đây đều là các quỹ mở, đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp và trái phiếu tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam với nhiều cấp độ rủi ro từ thấp, trung bình đến cao.

Ghi nhận trong năm qua, VF1 – Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam đạt tỷ suất sinh lời nhiều nhất với trên 19%, kế đến là VF4 – Quỹ Đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam lời khoảng 16%. Trong khi đó VFA – Quỹ Đầu tư Năng động Việt Nam lại lỗ gần 2%, đây cũng là quỹ NAV (giá trị tài sản ròng) cũng như kết quả kinh doanh suy giảm nhất.

vf1 dang la quy sinh loi cao nhat cua vfm vf30 tray trat hai nam de vuot menh gia
Tỷ suất sinh lời của các Quỹ đầu tư VFM. (Ảnh: Tiến Vũ tổng hợp).

Kết thúc năm 2016, ngoài VFA giảm NAV thì 4 Quỹ còn lại đều tăng trưởng.

vf1 dang la quy sinh loi cao nhat cua vfm vf30 tray trat hai nam de vuot menh gia
NAV của các Quỹ đầu tư VFM giai đoạn 2014 – 2016. (Ảnh: Tiến Vũ tổng hợp).
vf1 dang la quy sinh loi cao nhat cua vfm vf30 tray trat hai nam de vuot menh gia
NAV/ccq của các Quỹ đầu tư VFM giai đoạn 2014 – 2016. (Ảnh: Tiến Vũ tổng hợp).

VF1 là Quỹ có độ rủi ro ngắn hạn ở mức trung bình. Tính đến ngày 31/12/2016, NAV của Quỹ đạt gần 774 tỷ đồng, ứng với 27,5 triệu chứng chỉ quỹ (ccq) và tăng trưởng gần 20% so với cuối năm 2015. Giá trị NAV/ccq cũng đã tăng đáng kể lên hơn 28.100 đồng/ccq.

Trong điều kiện bình thường danh mục của Quỹ tập trung 80% vào chứng khoán vốn, ưu tiên những doanh nghiệp vốn hóa lớn và tiềm năng cao. Trường hợp thị trường thay đổi, Quỹ có thể thay đổi tỷ lệ phân bổ tài sản giữa cổ phiếu và trái phiếu ở mức +/-10% giá trị tài sản ròng mục tiêu.

Cuối năm 2016, danh mục đầu tư của VF1 có 20 mã cổ phiếu niêm yết, tổng giá trị thị trường gần 535 tỷ đồng, tương đương 67,8% tổng giá trị tài sản của Quỹ và tăng hơn 20% so với giá mua. Trong đó, cổ phiếu VNM chiếm tỷ lệ cao nhất với 13,48% tổng NAV, tương ứng 106,4 tỷ đồng; kế đến là các cổ phiếu FPT, BMP, HPG, NVL…

vf1 dang la quy sinh loi cao nhat cua vfm vf30 tray trat hai nam de vuot menh gia
Danh mục phân bổ tài sản của VF1 tính đến cuối năm 2016. (Nguồn: VFM).

Một quỹ có mức độ rủi ro cao là VF4, năm qua tăng trưởng NAV cao nhất đạt 22%, lên 349 tỷ đồng, tương đương 27,9 triệu ccq. Giá trị NAV/ccq cao nhất 3 năm qua với hơn 12.500 đồng/ccq.

Tương tụ như VF1, VF4 nắm khoảng 20 mã cổ phiếu niêm yết, tổng giá trị thị trường cuối năm 2016 đạt 243 tỷ đồng, tăng 20% so với giá mua và chiếm trên 70% tổng NAV. Cổ phiếu VNM tiếp tục chiếm tỷ trọng nhiều nhất với 11,3%, ứng với 40 tỷ đồng.

vf1 dang la quy sinh loi cao nhat cua vfm vf30 tray trat hai nam de vuot menh gia
Danh mục phân bổ tài sản của VF4 tính đến cuối năm 2016 (Nguồn: VFM).

Cùng mức tăng trưởng NAV 20% là Quỹ ETF VFMVN30 – VF30. Đi vào hoạt động từ tháng 8/2014, VF30 đã có được hai năm liền tăng trưởng NAV. Tính đến 31/12/2016, NAV của VF30 đạt 429,4 tỷ đồng, giá trị NAV/ccq đạt hơn 10.800 đồng/ccq. VF30 đang niêm yết trên sàn HOSE và là Quỹ có mức độ rủi ro ngắn hạn là trung bình.

Quỹ sử dụng chiến lược đầu tư thụ động, khi danh mục chứng khoán của chỉ số tham chiếu VN30-Index thay đổi thì Quỹ sẽ thực hiện điều chỉnh cơ cấu và tỷ trọng tài sản để phù hợp với chỉ số tổng thu nhập VN30 (VN30-TRI). Danh mục đầu tư của VF30 luôn được lấp đầy bởi các bluechip với trên 99% tổng NAV.

vf1 dang la quy sinh loi cao nhat cua vfm vf30 tray trat hai nam de vuot menh gia
Danh mục đầu tư của VF30 cuối năm 2016. Đơn vị tính giá trị: tỷ đồng, số lượng: cổ phiếu. (Nguồn: VFM).

Một quỹ khác là VFB – Quỹ Đầu tư Trái phiếu Việt Nam, có mức độ rủi ro thấp. Chiến lược đầu tư của Quỹ dựa trên phân tích cơ bản kinh tế vĩ mô, áp dụng mô hình kỹ thuật, thống kê hoặc phân tích cơ bản về doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư.

Năm qua VFB tăng NAV khoảng 7%, đạt 102 tỷ đồng, đồng thời NAV/ccq cũng được tăng lên hơn 13.800 đồng/ccq, cao nhất trong 3 năm qua.

Kém may mắn là VFA, mặc dù có mức độ rủi ro trung bình nhưng Quỹ đã phải chịu sự rút vốn nhiều lần với giá trị lớn của nhà đầu tư trong năm qua. NAV đã giảm trên 88%, còn khoảng 4 tỷ đồng, NAV/ccq về 7.037 đồng/ccq.

VFA được biết đến chiến lược đầu tư theo xu hướng, không tìm cách dự đoán thị trường, thay vào đó giải ngân khi thị trường đã xuất hiện các xu thế rõ ràng và thoái khỏi thị trường khi các xu thế đã kết thúc hoặc đảo chiều. Kết thúc năm 2016 cũng là thời điểm trong cơ cấu tài sản Quỹ gần như không còn nắm giữ cổ phiếu.

Phần lớn thu nhập trong năm qua của các Quỹ đến từ cổ tức được chia và lãi bán các khoản đầu tư. Kết quả lợi nhuận 2016 cho thấy mức tăng ấn tượng của VF30 khi đạt gần 23 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần năm 2015. Trong khi đó, VFA liên tiếp lỗ trong hai năm qua, đưa lỗ lũy kế lên hơn 67 tỷ đồng.

vf1 dang la quy sinh loi cao nhat cua vfm vf30 tray trat hai nam de vuot menh gia
Kết quả kinh doanh của các Quỹ đầu tư VFM năm 2015 – 2016. (Ảnh: Tiến Vũ tổng hợp).

Tiến Vũ