VCBS: Tín dụng 2018 ước tăng 18%, nhiều tiềm năng tăng trưởng ngành ngân hàng
BVSC: Tăng trưởng tín dụng 2017 tối đa ở mức 18-19% | |
UBGSTC: Hết tháng 11, tín dụng tiêu dùng tăng trưởng gần 60% |
Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp tăng đáng kể
Động lực chủ yếu đến từ quy mô nền kinh tế mở rộng giúp cầu tiêu dùng lớn hơn. Cụ thể, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp đã gia tăng đáng kể so với những năm trước, đặc biệt số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ mỗi năm tăng khá (số doanh nghiệp được thành lập mới trong 11 tháng đầu năm 2017 đạt 116 nghìn doanh nghiệp, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước).
Bên cạnh đó, cầu tín dụng cá nhân, chủ yếu là tín dụng tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh (tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tính đến cuối tháng 11/2017 ước tăng khoảng 59% so với cuối năm 2016).
Mặt khác, nguồn lực dành cho tín dụng cũng được hỗ trợ đáng kể. Theo VBSC, các thay đổi tích cực trong quá trình xử lý nợ xấu đã tạo kỳ vọng cho việc về việc khơi thông dòng vốn, giúp các ngân hàng có thêm nguồn lực để đẩy mạnh tín dụng. Đồng thời, nhiều chính sách hỗ trợ điển hình như việc NHNN nâng tỷ lệ tối đa cho phép vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn từ 40% lên 45% áp dụng từ 1/1/2018 sẽ giúp các ngân hàng có sự linh hoạt hơn trong việc cấp tín dụng.
Lãi suất nửa đầu năm 2018 sẽ duy trì ổn định, áp lực tăng vào cuối năm
Trong nửa đầu 2018, VBSC nhận định lãi suất huy động sẽ được duy trì ổn định nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ như tỷ giá ổn định nhờ dự trữ ngoại hối ở mức cao; lạm phát vẫn sẽ được kiểm soát chặt chẽ; thay đổi tích cực trong quá trình xử lý nợ xấu sẽ giúp khơi thông nguồn vốn, giảm chỉ phí huy động của các ngân hàng.
Tuy nhiên, áp lực tăng lãi suất huy động có thể sẽ quay trở lại trong nửa cuối năm. Cụ thể, trong năm 2018, Fed có thể sẽ nâng lãi suất thêm 3-4 lần từ đó gây áp lực gián tiếp đến lãi suất VNĐ. Bên cạnh đó, nửa cuối năm cũng thường là thời gian các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng, với tỷ lệ LDR của hệ thống đang ở mức khá cao là 86,75%, nhiều ngân hàng sẽ phải điều chỉnh lại biên độ lãi suất để thích ứng với thị trường.
4 yếu tố để ngành ngân hàng tăng trưởng
Liên quan đến dự thảo lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN được NHNN đưa ra lấy ý kiến vào cuối tháng 8/2017. Đáng chú ý trong đó, công thức tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM cũng được sửa đổi. Việc sửa đổi cách tính cũng có thể dẫn đến hệ số CAR của hệ thống gặp áp lực. Do vậy, nhu cầu tăng vốn sẽ tiếp tục là vấn đề cần thiết đối với các ngân hàng trong năm 2018.
VCBS cho rằng ngành Ngân hàng còn nhiều tiềm năng trưởng dựa trên: (1) Cầu tín dụng gia tăng nhờ quy mô nền kinh tế được nới rộng cùng tăng trưởng kinh tế khả quan; (2) KQKD khả quan nhờ tăng trưởng tín dụng, tập trung vào xu hướng tín dụng bán lẻ giúp các ngân hàng hạn chế rủi ro và gia tăng biên lợi nhuận; (3) Quá trình xử lý nợ xấu khả quan nhờ sự hỗ trợ từ chính sách và nỗ lực của chính ngành ngân hàng; (4) Hàng loạt chính sách hỗ trợ của Chính phủ và NHNN sẽ tạo kỳ vọng cho thị trường về hệ thống ngân hàng đã được lành mạnh hoá và tăng trưởng thực chất.