Lợi nhuận ngân hàng vẫn phụ thuộc vào tín dụng khi thu nhập lãi thuần chiếm gần 80% cơ cấu thu nhập hoạt động. Trong năm 2025, các chuyên gia dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ vẫn được thúc đẩy nhiều hơn bởi mảng cho vay doanh nghiệp.
Mặc dù có số ngày làm việc ít hơn do trùng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, song hoạt động sản xuất công nghiệp tại Hải Phòng vẫn giữ vững phong độ, tăng 15,16% so với cùng kỳ năm 2024 trong khi trung bình cả nước chỉ tăng 0,6%.
Tháng 1/2025, một số chỉ tiêu kinh tế của TP HCM tăng trưởng âm so với cùng kỳ, như: chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), tổng thu ngân sách, số doanh nghiệp tham gia thị trường,... Trong khi đó, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng tới 14,6%.
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, năm nay Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% thì NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% và nếu tăng trưởng GDP đạt 10% thì tín dụng có thể sẽ tăng 18 - 20%.
Đối với năm 2025, Thủ tướng yêu cầu hướng tín dụng vào làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, trong đó có tín dụng cho phát triển hạ tầng và thúc đẩy chuyển đổi số. Cũng như, tiếp tục xử lý các ngân hàng yếu kém, kiểm soát nợ xấu hiệu quả, tránh không để xảy ra vụ việc tương tự ngân hàng SCB.
Để đồng hành cùng mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% của Chính phủ năm 2025, ngành ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 16%, với khả năng điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến kinh tế thực tế. Hiện các ngân hàng đã được cấp hạn mức tín dụng mới và đang triển khai các giải pháp thúc đẩy dòng vốn ngay từ đầu năm.
Năm 2025, ngành Ngân hàng tiếp tục thực hiện các giải pháp tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng, phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã trả lời báo giới xung quanh vấn đề này.
Quy định này áp dụng cho các khoản nợ vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, các khoản nợ vay bắt buộc bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại và các khoản nợ vay khác mà ngân hàng chịu rủi ro tín dụng.
Tín dụng tập trung vào các ngành chủ yếu như công nghiệp và xây dựng, thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, trong khi tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, và công nghệ cao cũng có mức tăng trưởng đáng kể.
Bộ phận phân tích Shinhan Bank dự báo tỷ giá dự kiến giảm nhẹ nhờ vào các yếu tố cơ bản trong nước vững chắc như cán cân thanh toán ổn định, dòng vốn đầu tư nước ngoài tích cực. Tuy nhiên mức độ giảm có thể bị hạn chế, phụ thuộc vào khả năng phục hồi ở các nền kinh tế ngoài Mỹ như Châu Âu, Trung Quốc…
NHCSXH đang tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm cung cấp vốn cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác, đảm bảo thanh toán nợ đến hạn và duy trì khả năng thanh toán toàn hệ thống.
Phó Thống đốc cho biết, hiện có 8 chính sách tín dụng ưu đãi dành cho nông dân, nông thôn nhiều hơn các lĩnh vực kinh tế khác ưu đãi. Đặc biệt có Nghị định 55 đang được rà soát, sửa đổi để tạo điều kiện cho các hợp tác xã, hộ nông dân tiếp cận được vay gấp 2 - 3 lần trước đây.
Chứng khoán Shinhan Việt Nam dự phóng tăng trưởng tín dụng sẽ duy trì ở mức 15% trong năm 2025, mặc dù mức tăng trưởng không có nhiều sự khác biệt giữa năm 2024 và 2025, tuy nhiên các chuyên gia kỳ vọng cơ cấu tín dụng sẽ có sự thay đổi khi nhóm tín dụng bán lẻ dẫn dắt đà tăng trưởng.
Theo nhà phân tích KBSV, sau thời gian tăng nóng và kéo dài xuyên suốt từ 3 - 4 tháng, đến nay nhiều cổ phiếu khoáng sản đã đột ngột quay đầu giảm mạnh. Diễn biến này phản ánh tâm lý chốt lời của nhà đầu tư và cũng phù hợp với thực tế khi nhiều cổ phiếu khoáng sản có mức tăng bằng lần, trong khi nội tại doanh nghiệp chưa thể có sự cải thiện tương ứng.