Vay ở đâu có lợi thế lãi suất thấp?
Đối với lãi suất huy động bằng VNĐ phổ biến ở mức 0,8% - 1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5% - 5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4% - 6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4% - 7,2%/năm.
Đối với lãi suất cho vay bằng VNĐ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước thấp hơn từ 0,5% đến 1% so với các ngân hàng thương mại cổ phần.
Cụ thể, mặt bằng lãi suất cho vay VNĐ phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6% - 7%/năm đối với ngắn hạn, các NHTM nhà nước áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9% - 10%/năm.
Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8% - 9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3% - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4-5%/năm.
Trong khi đó, lãi suất huy động USD tiếp tục duy trì ở mức 0%/năm. Lãi suất cho vay USD có sự chênh lệch khá lớn từ 0,6% đến 1,2% giữa ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần.
Báo cáo ghi nhận, lãi suất cho vay tại ngân hàng thương mại nhà nước phổ biến ở 2,8% - 6%/năm. Trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8% - 4,8%/năm; cho vay trung, dài hạn ở mức 4,8% - 6%/năm.
Lãi suất cho vay phổ biến của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng từ ngày 17/4 - 21/4/2017. (Nguồn: SBV). |