|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vài kịch bản cho thương chiến Mỹ - Trung

21:37 | 17/07/2019
Chia sẻ
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã và đang diễn ra hết sức khó lường. Những động thái của cả hai bên đều tác động trực tiếp và gián tiếp với kinh tế thế giới.
photo-1

Theo UNCTAD, năm 2019 dự báo đầu tư toàn cầu chỉ tăng khoảng 10% (thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 10 năm trở lại đây

Theo UNCTAD, năm 2019 dự báo đầu tư toàn cầu chỉ tăng khoảng 10% (thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 10 năm trở lại đây

Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cùng Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) thì, nhiều kịch bản, diễn biến bất định mà cuộc chiến tranh thương mại này có thể xảy ra trong tương lai...

Suy giảm tăng trưởng kinh tế trên diện rộng

Báo cáo của CIEM chỉ rõ, nửa đầu năm 2019 kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng khá, dù bất định chưa giảm. Tăng trưởng GDP quý I (hiệu chỉnh lần 2) đạt 3,1%, cao hơn so với mức 2,2% trong quý IV/2018. Tuy nhiên, PMI ngành chế tạo của Mỹ chỉ đạt 50,5 điểm trong tháng 5/2019 (mức thấp nhất kể từ tháng 9/2009) .

Rủi ro suy thoái của kinh tế Mỹ, đặc biệt từ nửa cuối năm 2019, cũng được đề cập nhiều hơn trong bối cảnh Mỹ có không ít động thái gia tăng căng thẳng thương mại với các đối tác (Trung Quốc, Mexico, EU, Nhật Bản...).

Theo dự báo của FED, lạm phát 2019 có thể giảm còn 1,5% so với mức 1,8% đưa ra hồi tháng 3/2019. FED cũng mở ra khả năng cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm 2019, dù khả năng này độc lập với các “lợi ích chính trị ngắn hạn”.

Còn Cục thống kê quốc gia nhận định, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng hợp lý và duy trì được động lực phát triển. Nhưng rủi ro suy giảm là không nhỏ. Chỉ số PMI ngành chế tạo tháng 5/2019 chỉ đạt 50,2 điểm, tăng sản xuất công nghiệp tháng 5 ở mức thấp nhất trong vòng 17 năm, chỉ số đơn hàng mới sụt giảm mạnh (49,8 điểm trong tháng 5/2019)...

Trung tuần tháng 5, khi căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang trở lại, tỷ giá đồng NDT/USD đã giảm qua ngưỡng 6,9, ảnh hưởng mạnh tới tâm lý của giới đầu tư.

 Trung Quốc đã phải đề ra những chính sách mới để ứng phó với suy giảm kinh tế, như cho phép chính quyền địa phương sử dụng trái phiếu đặc biệt để huy động vốn cho các dự án lớn, hay tái khẳng định việc ổn định đồng NDT.

Khu vực đồng Euro chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sự sụt giảm hoạt động thương mại toàn cầu. 

Sản xuất công nghiệp liên tục giảm (giảm 0,2% trong tháng 3 và 0,7% trong tháng 4), thương mại bán lẻ giảm 0,3% trong tháng 4 so với tháng 3 - lần đầu kể từ tháng 12/2018, PMI ngành chế tạo liên tục giảm sâu dưới mức 50 điểm kể từ tháng 2 (47,7 điểm tháng 5/2019), niềm tin kinh doanh tiếp tục giảm (chỉ còn 0,3 điểm tháng 5/2019, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2016).

Lạm phát ở mức rất thấp và tiếp tục giảm (1,2% trong tháng 5/2019 so với mức 1,7% trong tháng 4/2019 và 2% trong tháng 5/2018. Theo đó, Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng của toàn khu vực xuống còn 1,2% trong năm 2019.

Nhật Bản gặp khó khăn về xuất khẩu và sản xuất do cầu yếu của cả trong và ngoài nước. Niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư ở mức thấp , chỉ số PMI ngành chế tạo giảm còn 49,5 điểm vào tháng 6/2019, sản lượng công nghiệp liên tục giảm kể từ tháng 2 (4,3% và 1,1% tương ứng trong tháng 3 và 4).

Vào cuối tháng 3/2019, quốc hội Nhật Bản đã phê duyệt ngân sách kỷ lục 101 nghìn tỷ JPY (920 tỷ USD) cho năm tài chính 2019… Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật Bản năm 2019 xuống còn 0,8%.

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã có những sụt giảm trong tháng 5 do nỗi lo chiến tranh thương mại (S&P 500 và Dow Jones đều giảm hơn 6%; Nasdaq mất 7,9%). Sau khi bật tăng trở lại trong 3 tuần đầu tháng 6 (cả 3 chỉ số trên đều tăng hơn 7%).

Thị trường chứng khoán Mỹ lại liên tiếp đi xuống trong tuần cuối tháng 6 do những phát biểu thận trọng hơn của FED về quyết định điều chỉnh lãi suất. Tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia và khu vực (Mỹ, EU...) đẩy lợi tức trái phiếu chính phủ của các quốc gia xuống mức thấp.

Thương mại toàn cầu tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ diễn biến căng thẳng thương mại giữa Mỹ và một số đối tác (Trung Quốc, EU, Mexico….). Chỉ số Thương mại quốc tế của WTO (WTOI) tháng 5/2019 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010 (96,3 điểm).

 Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu chỉ đạt 2,6% năm 2019, dù còn phụ thuộc nhiều vào các diễn biến địa chính trị, thị trường tài chính, và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Giá các nhóm hàng hóa phi năng lượng và nông sản giữ xu hướng giảm. Chỉ số giá năng lượng tăng mạnh trong những tháng đầu năm, trừ đợt giảm ngắn trong tháng 5. Giá vàng tháng 6 đạt đỉnh cao nhất trong vòng 6 năm qua: vượt ngưỡng 1,400 USD/ounce ngày 21/6 ngay sau khi FED phát tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất.

Đồng USD lên giá đáng kể so với đồng NDT, đặc biệt là trong tháng 6. Tỷ giá NDT/USD có những thời điểm vượt qua mức 6,92, thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, giảm giá 2,94% kể từ đầu tháng 5.

 Lo ngại về tác động bất lợi của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với thị trường tiền tệ quốc tế gia tăng. Chỉ số USD Index có xu hướng giảm trong tháng 6, đặc biệt sau tín hiệu về khả năng điều chỉnh lãi suất của FED (giảm 1,7% trong khoảng 18-24/6).

Theo UNCTAD, năm 2019 dự báo đầu tư toàn cầu chỉ tăng khoảng 10% (thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 10 năm trở lại đây), và tiếp tục chịu ảnh hưởng từ những yếu tố rủi ro (địa chính trị, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế chủ chốt, chính sách bảo hộ...), sự suy giảm tỷ suất sinh lời của vốn, xu hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất quốc tế…

“Dự cảm” chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc

Theo dự báo CIEM, cả Mỹ và Trung Quốc đều còn dư địa để tiếp tục leo thang chiến tranh thương mại. Mỹ cũng để ngỏ khả năng nâng mức thuế bổ sung, mở rộng phạm vi áp thuế đối với toàn bộ hàng nhập khẩu của Trung Quốc. 

Cần lưu ý, với các công ty lớn của Trung Quốc, Mỹ có thể thông báo nới lỏng hạn chế, nhưng vẫn còn những điều kiện để Mỹ có thể chủ động gây sức ép/khống chế (ngay cả với trưởng hợp của Huawei, Mỹ cũng chỉ cho phép mua các sản phẩm “không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”).

Mỹ có thể cũng gia tăng xây dựng, thúc đẩy cơ chế để gây sức ép đối với các đối tác của mình nếu các đối tác muốn tăng cường hợp tác kinh tế -  thương mại với các nền kinh tế phi thị trường. Mỹ cũng có thể gia tăng hợp tác song phương với một số quốc gia để giảm dần ảnh hưởng của Trung Quốc.

Ngược lại, dù khả năng áp thuế nhập khẩu bị hạn chế hơn, Trung Quốc cũng có thể gây thiệt hại về kinh tế - thương mại cho Mỹ thông qua các công cụ khác như chính sách tỷ giá, thay đổi quy mô/cơ cấu dự trữ ngoại hối, trừng phạt các công ty Mỹ, cấm xuất khẩu đất hiếm, ngừng mua dầu thô...

ti-xuong

Mỹ cũng có thể gia tăng hợp tác song phương với một số quốc gia để giảm dần ảnh hưởng của Trung Quốc.

Mỹ cũng có thể gia tăng hợp tác song phương với một số quốc gia để giảm dần ảnh hưởng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, báo cáo cho rằng, dù thông điệp khác nhau, Trung Quốc không thực sự muốn dùng các biện pháp ngoài thuế quan nói trên do Trung Quốc dường như muốn tỏ ra là “nạn nhân” của cuộc chiến thương mại, và không chủ động leo thang căng thẳng hay đáp trả vượt quá hành động của Mỹ và việc dùng công cụ nào cũng khiến Trung Quốc giảm bớt “quân bài còn lại” trong đàm phán với Mỹ. 

Trong khi đó, Trung Quốc có thể ra quyết định nhanh hơn mà không phải tuân theo quy trình hay yêu cầu minh bạch thông tin khắt khe hơn như tại Mỹ...

Trung Quốc có thể cũng không ngại căng thẳng thương mại kéo dài, nước này có thể cho rằng thỏa thuận với Mỹ, nếu có, sẽ không kết thúc căng thẳng thương mại, mà có thể tạo tiền lệ bất lợi cho những đàm phán sau đó.

Bên cạnh đó, không ít ý kiến cho rằng suy giảm kinh tế và dòng vốn đầu tư chuyển hướng khỏi Trung Quốc là xu hướng tất yếu (do chi phí lao động tăng cao, cải cách cơ cấu chậm...), kể cả khi không có chiến tranh thương mại. Do vậy, suy giảm kinh tế có thể được đổ lỗi cho chiến tranh thương mại, thay vì các vấn đề nội tại của kinh tế Trung Quốc.

CIEM nhận định, với những cân nhắc trên, những diễn biến tiếp theo của cuộc xung đột này vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro, bất định. Đáng lưu ý, Mỹ vẫn chịu thâm hụt thương mại hàng hóa lớn với Trung Quốc, ở mức 137,1 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2019, giảm 10,5% so với cùng kỳ 2018.  

Bên cạnh đó, hai bên có thể có không ít hành động gián tiếp. Cần lưu ý, tấn công mạng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, thương mại và cả các lĩnh vực ngoài kinh tế của cả hai nước, song việc kiểm soát và truy tìm nguồn gốc là không dễ. Do vậy, báo cáo đưa ra một số kịch bản về diễn biến sắp tới của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cụ thể:

Thứ nhất, cả Mỹ và Trung Quốc cùng nhượng bộ, đạt được thỏa thuận thương mại trên cơ sở kết thúc cơ bản những yêu cầu đề ra trước đây, không có phát sinh mới. Nền tảng cho kịch bản này chính là việc chiến tranh thương mại đã để lại hệ lụy kinh tế đủ lớn.

Kết quả đàm phán thương mại giữa hai nước, nếu có, có thể có lợi nhiều hơn cho Mỹ trong ngắn hạn. Cần lưu ý, nếu không leo thang thuế quan trong một giai đoạn không có thời hạn như hiện nay, Trung Quốc có thể chịu khó khăn hơn. 

Thỏa thuận thương mại có thể đạt được chậm nhất vào nửa đầu năm 2020. Dù vậy, ngay cả con đường đi đến kết quả này còn không ít bất định, thậm chí không dễ dàng, đặc biệt trong bối cảnh thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc còn lớn.

Thứ hai, cuộc chiến thương mại kết thúc trước 2020 do một trong hai nước phải nhượng bộ. Khả năng khá khó xảy ra, bởi cả Mỹ và Trung Quốc dường như đều không có ưu thế tuyệt đối trong chiến tranh thương mại – công nghệ hiện nay.

Tổng thống Trump có thể có lợi thế để tiếp tục kéo dài chính sách hiện nay đến sau 2020, nếu cần thiết. Do đó, phía Mỹ khó có khả năng nhượng bộ. Bản thân Mỹ cũng có nhiều “quân bài hơn”. Ngược lại, với một thị trường đủ lớn và hiện không ít doanh nghiệp Mỹ hiện diện và kiếm lời ở đây, Trung Quốc có thể tự tin về việc Mỹ cũng phải hứng chịu những tổn thất không nhỏ.

Thứ ba, chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang kéo dài và chưa thể tìm được một thỏa thuận chung. Đây là kịch bản không mong muốn nhất, song cũng chưa thể loại trừ ở thời điểm này. Cần lưu ý, những nguyên nhân gây ra chiến tranh thương mại – như đã phân tích ở trên – khó có thể được giải quyết trong một sớm một chiều.

Theo báo cáo, dù kịch bản nào, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng sẽ khó kết thúc trong thời gian ngắn. Những hành động, thậm chí đe dọa hành động mà hai siêu cường kinh tế này dành cho nhau có thể sẽ còn tiếp tục và gây tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. 

Tác động có thể còn lớn hơn và/hoặc phức tạp hơn nếu tính đến thị trường tài chính, khi các nhà đầu tư đôi khi phản ứng quá nhanh và quá mức khiến các quyết định đầu tư của họ bị ảnh hưởng.

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc có thể kéo theo những hành động, điều chỉnh chính sách ở các nước khác trên thế giới. Theo đó, tác động đối với mỗi nền kinh tế không thể được giới hạn ở quan hệ thương mại - đầu tư giữa nền kinh tế ấy với Mỹ và Trung Quốc.

Là một nền kinh tế nhỏ với độ mở thương mại cao và có quan hệ thương mại lớn đối với cả Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam khó có thể đứng ngoài hệ lụy của chiến tranh thương mại giữa hai nước này.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khắc Lãng

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.