|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vắc xin phòng COVID-19 của Đại học Oxford cho tín hiệu tích cực khi thử nghiệm diện rộng

23:08 | 20/07/2020
Chia sẻ
Vắc xin thử nghiệm được dung nạp tốt không có tác dụng phụ nào nghiêm trọng và có thể được thử nghiệm trên người tại Mỹ trong vài tuần tới. Các nhà khoa học lạc quan của Mỹ cho rằng sẽ tìm ra ít nhất một loại vắc xin an toàn và hiệu quả vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021.

Theo CNBC, sự hợp tác giữa Đại học Oxford và công ty dược phẩm AstraZeneca đã tạo ra một phản ứng miễn dịch COVID-19 đầy hứa hẹn trong đợt thử nghiệm lớn đầu tiên trên con người. Thông tin này cũng được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet.

Các nhà nghiên cứu gọi tên vắc xin là ChAdOx1 nCoV-19 (AZD1222) và đã được thử nghệm giai đoạn đầu tiên trên 1.000 người độ tuổi từ 18 đến 55.

Các nhà nghiên cứu cho biết vắc xin được dung nạp tốt không có tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Mệt mỏi và đau đầu là hai biểu hiện nghiêm trọng nhất trên cơ thể những người thử nghiệm và các tác dụng phụ khác như đau ở chỗ tiêm, đau cơ, cảm và sốt.

Giáo sư Adrian Hill, Giám đốc của viện Jenner thuộc Đại học Oxford, tiết lộ sẽ tiến hành thử nghiệm trên người ở Mỹ trong vài tuần tới.

Vắc xin của Đại học Oxford là một trong hơn 100 loại vắc xin đang được phát triển để chống lại virus corona trên toàn thế giới. Nhiều hãng dược phẩm và công ty sinh học lớn trên thế giới cũng đang thực hiện nghiên cứu về vắc xin COVID-19 như: công ty công nghệ sinh học Moderna, công ty dược phẩm Pfizer,...

Đại học Oxford phát triển vắc xin chống COVID-19, thử nghiệm diện rộng đầu tiên đã có tín hiệu tích cực - Ảnh 1.

Đại học Oxford cùng AstraZeneca đang nghiên cứu để sản xuất vắc xin chống COVID-19. Ảnh: Reuters

Vào tháng 6, AstraZeneca cho biết đang hợp tác với các đối tác trong ngành và Oxford để phát triển 2 tỉ liều vắc xin.

Hiện tại việc thử nghiệm vắc xin vẫn đang được tiếp tục thực hiện. Những người tham gia thử nghiệm vắc xin được chia thành 4 nhóm. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc thử nghiệm giai đoạn đầu vẫn còn nhiều hạn chế, bao gồm thiếu thông tin sức khỏe bệnh lí của người cao tuổi hoặc người có bệnh nền. 

Ngoài ra, dự án tiếp tục đang tuyển người tham gia thử nghiệm vắc xin giai đoạn cuối ở Mỹ, Nam Phi và Brazil, những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh. Những người tham gia sẽ được theo dõi ít nhất một năm để đảm bảo về sự an toàn của vắc xin miễn dịch COVID-19.

Trong khi dữ liệu Oxford đầy hứa hẹn, các nhà khoa học cảnh báo rằng vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra về cách cơ thể con người phản ứng lại sau khi bị nhiễm virus. Nhiều người được chữa khỏi có dấu hiệu tái nhiễm.

Trước đó, Tiến sĩ Anthony Fauci, Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, từng nhiều lần phát biểu rằng các nhà khoa học có thể tìm ra ít nhất một loại vắc xin an toàn và hiệu quả vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021. 

Tiểu Phượng

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).