|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Ứng viên giúp công ty tăng doanh thu từ 0 lên 250 tỷ đồng, kỳ vọng lương 50 triệu đồng/tháng ra về tay trắng

08:39 | 25/01/2021
Chia sẻ
Dù nhận được 6/7 phiếu của các lãnh đạo doanh nghiệp và khán giả ở vòng 1 chương trình Cơ hội cho ai mùa 2, nhưng ứng viên Minh Tâm đã không thể thuyết phục các sếp và đã phải rời chương trình khi chưa tới phần thỏa thuận lương.

"Trong thời kỳ đại dịch COVID-19, với cương vị là một người quản lý, bạn sẽ lựa chọn cắt giảm 30% lương hay cắt giảm 3 nhân sự?", là câu hỏi mà chương trình "Cơ hội cho ai" mùa 2 đã đưa ra cho các ứng viên ở tập 12.

Là một người có 20 năm kinh nghiệm làm việc tại các Tập đoàn đa quốc gia ngành tiêu dùng nhanh (FMCG) và một số công ty có doanh thu trên 1.000 tỷ/năm, ứng viên Nguyễn Minh Tâm, 44 tuổi, cho biết với cương vị là nhà lãnh đạo, anh sẽ đưa ra quyết định bằng quy tắc "3 ô" để giải bài toán trên.

 Ứng viên cho rằng đầu tiên là rà soát các nhân sự làm việc từ 3 - 12 tháng, có thành tích hoạt động tốt trong tất cả bộ phận, nhóm nhân sự thâm niên và nhóm nhân sự tiềm năng. Các nhóm này sẽ phân loại vào từng ô khác nhau.

Khi đó, chắc chắn sẽ có người không nằm trong ô nào, những người này sẽ có nguy cơ bị tinh giảm nhân sự. Ngược lại, đối với những nhân sự nằm trong 3 ô này thì công ty nên xem xét, duy trì bởi đây là nền tảng của công ty.

Lập luận sắc bén trước bài toán 'nên cắt lương hay giảm nhân sự thời COVID-19', ứng viên 7x vẫn ra về tay trắng - Ảnh 1.

Ứng viên Nguyễn Minh Tâm trong chương trình "Cơ hội cho ai". (Ảnh: Chụp màn hình).

Ngược lại, đối thủ của anh là Châu Thế Vinh lại lựa chọn không đồng tình với hai phương án nào trong câu hỏi trên. Ứng viên Thế Vinh cho rằng nên xử lý tình huống bằng cách tổ chức một cuộc họp với toàn công ty và chính thức thông báo tình hình tổn thất thực tế bởi đại dịch và mong nhận được sự thông cảm, đồng lòng từ toàn thể cán bộ, công nhân viên. 

Bên cạnh đó, anh đánh giá cao nếu có một ai đó tự nguyện giảm lương 30% - 40% đợi doanh nghiệp vượt qua khó khăn sẽ nhận lại sau. Theo quan điểm của ứng viên Thế Vinh, việc giảm nhân sự trong thời COVID-19 là không có tính nhân văn, còn giảm lương thì vi phạm luật lao động.

"Để dung hòa, tôi đề nghị giữ lại 30% lương tại thời điểm đó, hoặc nếu công ty kinh doanh nhu yếu phẩm có thể quy đổi. Sau đó, quan sát tình hình rồi mới tính đến cắt giảm nhân sự sau", nam ứng viên 42 tuổi chia sẻ.

Anh bổ sung thêm rằng phần lương giảm nhưng không mất đi mà có thể quy đổi thành cổ phần công ty, hay lợi nhuận giữ lại, sau COVID-19 nhân sự sẽ được nhận lại. "Tôi không hoan nghênh biện pháp cắt giảm nhân sự vì nó không nhân văn. Trừ trường hợp công ty phá sản, giải thể thì đành chấp nhận", ứng viên Thế Vinh nói.

Nhận xét về màn tranh luận, sếp Vũ Minh Trí (Công ty VNG Cloud) cho rằng phương án mà ứng viên Minh Tâm đưa ra khá rõ ràng, hướng đến việc giải quyết vấn đề, còn ứng viên Thế Vinh lại trốn tránh, trông mong có nhân sự tình nguyện giảm lương.

"Vinh không chọn phương án nào trong giảm lương hoặc giảm người, mà nói rằng trừ khi doanh nghiệp phá sản, chính những điều mình trốn tránh, không làm sẽ làm doanh nghiệp phá sản. Còn việc đợi doanh nghiệp hồi phục sau COVID-19 để trả lại 30% lương, nếu không đủ tiền, chúng ta cũng không xử lý thì nguy cơ phá sản là rất lớn", CEO của VNG Cloud nói.

Lập luận sắc bén trước bài toán 'nên cắt lương hay giảm nhân sự thời COVID-19', ứng viên 7x vẫn ra về tay trắng - Ảnh 2.

Sếp Lưu Nga (Công ty Thời trang Elise). (Ảnh: Cơ hội cho ai).

Cùng đồng tình với sếp Minh Trí, sếp Lưu Nga (Công ty Thời trang Elise) cho rằng việc giảm lương giữa đại dịch COVID-19 khi doanh nghiệp gặp khó khăn không hề vi phạm luật lao động mà có thể áp dụng luật thiên tai, luật dịch bệnh vào luật doanh nghiệp, luật lao động. "Chưa kể về tình về lý, doanh nghiệp sống thì người lao động mới sống. Đó chính là nhân văn", CEO Elise khẳng định.

Trả lời thêm về câu hỏi của sếp Nguyễn Tuấn Lương (VNPay): "Để đối phó với khủng hoảng đại dịch, có ba sự lựa chọn: giảm lương, giảm nhân sự và hai hai lựa chọn trên. Bạn sẽ chọn phương án nào?", ứng viên Minh Tâm đã lựa chọn phương án thứ ba, giảm cả lương và cả nhân sự. 

Tuy nhiên, Minh Tâm cho rằng trước khi ra quyết định nên suy xét đến ba vấn đề gồm thể hiện của nhân sự đó trong suốt quá trình làm việc, khả năng cống hiến và tiềm năng phát triển.

Về bản thân, ứng viên đã có kinh nghiệm thiết kế hệ thống phân phối và tăng doanh thu từ 0 đến 250 tỷ trong một năm. Vị trí công tác từ năm 2018 đến nay của Minh Tâm là Giám đốc Kinh doanh tại một Tập đoàn về cà phê và đồ uống.

Tuy đã giành chiến thắng trước đối thủ Thế Vinh với số điểm 6/7, ứng viên Minh Tâm không thể chinh phục được các sếp ở vòng 2 khi không đủ đèn xanh theo yêu cầu của chương trình mà ra về trong tiếc nuối. Trước đó, ứng viên đã nhập mức lương kỳ vọng là 50 triệu đồng.

Đánh giá về kết quả cuối cùng của ứng viên Minh Tâm, sếp Minh Trí cho rằng ứng viên tập trung vào việc không hoàn thành nhiệm vụ hơn là đã hoàn thành tốt như thế nào để đạt kết quả tương đối, dù chưa đạt đến kết quả mục tiêu. Đó là lý do ứng viên phải rời chương trình sớm.

Tường Vy

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.