Cô gái kinh doanh để đưa rèm giá gốc từ làng nghề tới người tiêu dùng
Là một cô gái sinh ra và lớn lên tại làng nghề truyền thống ở Phú Xuyên - Hà Nội, Đặng Thị Châm tiếp xúc với ngành may mặc từ khi còn nhỏ. Lớn lên, sau khi học chuyên nghiệp ngành Kế toán, vì có đam mê với ngành rèm nên cô đã quyết định khởi nghiệp với ngành rèm. Châm muốn đưa sản phẩm làng nghề tới tay người tiêu dùng mà không qua trung gian.
Những vấn đề của làng nghề sản xuất rèm
Khi tìm hiểu thị trường rèm, Châm nhận thấy dung lượng thị trường còn rất lớn. Tuy nhiên, phần lớn thị trường hiện nay đang chịu sự chi phối của các thương hiệu nội thất nước ngoài và các bên phân phối trung gian.
Phần lớn cơ sở sản xuất rèm ở làng nghề kinh theo theo hình thức hộ gia đình, cá thể nên vốn nhỏ và thường xuyên thiếu vốn để mở rộng qui mô sản xuất. Nhân sự ở làng nghề có tay nghề cao, song hoạt động quản lí, tiếp thị yếu nên khó cạnh tranh với các thương hiệu nội thất nước ngoài và các đơn vị trung gian.
"Vì tiếp thị yếu nên mặc dù sản xuất rèm từ vải của Châu Âu, Anh Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và sử dụng thợ lành nghề có thâm niên trên 20 năm, sản phẩm của các làng nghề chưa thể bùng nổ trên thị trường" Châm nói.
Theo cô, giá rèm từ các làng nghề rất rẻ, nhưng rất ít người tiêu dùng biết tới. Trong khi đó, họ lại tìm sản phẩm từ những bên trung gian, không sản xuất mà chỉ mua hàng từ nơi khác rồi tiếp thị để bán.
"Bên trung gian bán chạy hơn các làng nghề vì họ làm tiếp thị, quảng cáo giỏi hơn", Châm bình luận.
Sau khi tìm hiểu kĩ thị trường và các làng nghề, Châm quyết định thành lập thương hiệu Rèm 24h (rem24h.com). Đúng như cái tên, đội ngũ tư vấn kĩ thuật của cô luôn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kể cả ngoài giờ hành chính hay thứ bảy, chủ nhật.
"Chỉ cần khách hàng yêu cầu tư vấn hay có yêu cầu, chúng tôi sẽ xuất hiện rất nhanh tại nơi khách hàng cần" Châm nói.
Chiến lược liên kết với làng nghề
Đến nay, Rèm 24h đã có hai xưởng ở Hà Nội để sản xuất rèm theo yêu cầu của khách hàng, Châm chủ trương liên kết với thợ giỏi ở các làng nghề để hoàn thành nhanh chóng các đơn hàng.
"Ngoài việc đội thợi cơ hữu đang có, bằng cách liên kết với thợ ở làng nghề, tôi có thể đưa rèm tốt, giá gốc tới người tiêu dùng với khối lượng lớn và nhanh nhất có thể", Châm thổ lộ.
Để có thể hoàn thiện bản thân, Châm đã theo học nhiều khóa học liên quan đến thiết kế, kiến trúc, và học từ các nhà tạo mẫu rèm nổi tiếng. Từ chỗ kế thừa đường kim, mũi chỉ của làng nghề, giờ đây cô đã là đối tác tin cậy của các công ty nội thất, các chủ đầu tư để thiết kế và sản xuất những mẫu rèm cho các khách sạn 5 sao, nhà hàng, công trình lớn đòi hỏi tính nghệ thuật cao.
Ngoài ra, Châm cũng tập hợp đội thiết kế lành nghề để đáp ứng nhu cầu lớn về thiết kế rèm nội thất cho các chủ biệt thự, chung cư cao cấp trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Mục tiêu tạo thêm việc cho các làng nghề
Từ trước đến nay, Châm tiếp thị theo phương châm "tự lan tỏa", nghĩa là khách hàng cũ sẽ giới thiệu khách hàng mới nếu họ cảm thấy hài lòng. Nhưng cô nhận thấy cách đó chưa tạo ra đột phá, chưa thể đáp ứng đủ việc làm cho lượng lớn công nhân làng nghề đang đăng ký làm cho Rèm 24h.
Trong thời gian tới, Rèm 24h đầu tư để làm mạnh khâu truyền thông, marketing để đưa sản phẩm tốt, giá gốc từ các nghệ nhân làng nghề tới người tiêu dùng thành phố và các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Những mẫu rèm của Đặng Thị Châm đã đáp ứng yêu cầu của các khách sạn, nhà hàng, biệt thự, căn hộ cao cấp. (Ảnh: Rèm 24h).
Bên cạnh đó, để quảng bá sản phẩm và tăng mức độ tiếp cận khách hàng tiềm năng, Châm đầu tư mạnh vào trang web, hợp tác với các nhà thiết kế nội thất, kiến trúc sư trên toàn quốc để tạo ra những mẫu rèm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
"Hiện nay, nhiều tổ chức của các nhà thiết kế nội thất, kiến trúc sư đã tư vấn cho khách hàng về mẫu rèm của chúng tôi", Châm kể.
Ước mơ lớn của Châm là có nhiều đơn hàng để có thể liên kết với mọi làng nghề sản xuất rèm trên cả nước, duy trì công việc và tăng thu nhập cho các thợ lành nghề. Muốn biến mơ ước thành hiện thực, cô phải nỗ lực để người tiêu dùng biết tới rèm giá gốc, chất lượng cao của các làng nghề.
Năm tới, Châm sẽ mở thêm cơ sở sản xuất và bán hàng ở TP HCM rồi mở rộng tới các tỉnh, thành phố. Khi đã phát triển thành chuỗi, Châm muốn đào tạo nghề cho những người có đam mê với ngành rèm.
"Nếu các chị em có đam mê, chúng tôi sẽ đào tạo nghề để họ có thể tự sản xuất và bán rèm. Trong trường hợp họ không tự tin với việc lập một doanh nghiệp riêng, chúng tôi có thể nhượng quyền thương hiệu cho họ để vừa giúp họ có cơ sở kinh doanh, vừa mở rộng chuỗi của Rèm 24h", Châm nói.