|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Ứng dụng PC-COVID không còn yêu cầu kết nối Bluetooth, khắc phục nhiều lỗi sau gần một tháng ra mắt

10:27 | 27/10/2021
Chia sẻ
Trong những phiên bản tới, dự kiến ứng dụng PC-COVID sẽ khắc phục thêm một số lỗi liên quan đến mã OTP, giao diện, đăng ký ứng dụng bằng sim Gmobile,...
PC-COVID cho phép ẩn mã QR cá nhân, khắc phục lỗi không nhận được mã OTP hoặc bị trả về lâu - Ảnh 1.

Ứng dụng PC-COVID đã khắc phục một số lỗi cũng như có thêm tính năng mới. (Ảnh: Quân đội nhân dân).

Phiên bản mới nhất của ứng dụng PC-COVID mới đây đã được đưa lên cửa hàng Play Store dành cho các thiết bị di động chạy hệ điều hành Android. Đối với người dùng đang sử dụng thiết bị di động chạy hệ điều hành iOS sẽ phải đợi thêm.

Một số thay đổi đáng chú ý trên phiên bản mới có thể kể đến như tính năng Phát hiện tiếp xúc gần được thiết lập mặc định tắt, thay vì yêu cầu kết nối Bluetooth và đề nghị người dùng bật tính năng này như trước.

Ngoài ra, phiên bản mới cũng bổ sung tính năng cho phép các điểm quét QR cá nhân qua camera máy tính. Với việc bổ sung thêm tính năng cho phép quét mã QR cá nhân của người dân qua webcam, camera máy tính, khâu kiểm soát thông tin người vào, ra các cơ quan, trụ sở, địa điểm công cộng.

Tính năng này ngoài việc thuận tiện hơn cho các chủ địa điểm mà dữ liệu ghi nhận cũng đảm bảo chính xác hơn, phục vụ đắc lực cho công tác truy vết, khoanh vùng dịch khi xuất hiện ca nhiễm mới trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, trong thông tin mới chia sẻ, Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 Quốc gia cho biết, phiên bản mới 4.0.8 của PC-COVID dành cho các thiết bị chạy hệ điều hành Android có một số điều chỉnh.

Các điều chỉnh gồm: Phóng to QR khi chạm nhằm vô hiệu hoá tính năng ẩn QR trong 30 giây, chỉnh sửa ngôn ngữ tiếng Anh, hiển thị "Đã tiêm vắc xin mũi 2" thành "Đã tiêm 2 mũi vắc xin", mặc định không bật tiếp xúc gần và 1 số thay đổi nhỏ khác về giao diện người dùng.

Trước đó, đầu tháng 10, đơn vị phát triển ứng dụng PC - COVID cũng đã ra hướng dẫn về những lỗi mà người dùng gặp phải khi thao tác trên ứng dụng.

Về vấn đề chưa cập nhật đầy đủ mũi tiêm vắc xin, TTCN đưa ra lời khuyên người dùng kiểm tra lại bản cập nhật ứng dụng, chờ ít phút để dữ liệu được đồng bộ, hoặc kiểm tra lại thông tin cá nhân trên PC-COVID, đảm bảo các thông tin như họ và tên, ngày sinh, số điện thoại, số CCCD/CMT có trùng với Sổ Sức khỏe Điện tử (SSKĐT) hay chưa? Nếu chưa cần cập nhật chính xác, sau đó đóng ứng dụng và chờ ít phút để dữ liệu được đồng bộ.

Trường hợp đã kiểm tra các cách trên nhưng vẫn chưa có dữ liệu mũi tiêm (bao gồm cả trên PC-COVID và SSKĐT), người dùng có thể nhắn tin cho Fanpage TTCN để được hỗ trợ. Ngược lại, nếu ứng dụng đã lên đủ số mũi tiêm, nhưng sau đó lại mất, người dùng có thể cung cấp số điện thoại cho TTCN để được hỗ trợ trực tiếp.

Về việc không quét được QR của địa điểm, TTCN khuyến nghị người dùng kiểm tra mã QR địa điểm đang quét có phải là mã QR địa điểm Quốc gia, được tạo từ website qr.tokhaiyte.vn hoặc trên app PC-COVID hay không?

Một số địa điểm có tình trạng sử dụng nhầm mã QR cá nhân thay cho mã QR địa điểm cũng không quét được. Bên cạnh đó, người dùng cần đảm bảo ứng dụng đã được cập nhật phiên bản mới nhất.

Trường hợp địa điểm sử dụng đúng mã QR địa điểm Quốc gia, ứng dụng đã được cập nhật mà việc quét mã vẫn không hoạt động, người dùng cần liên hệ trực tiếp cho Fanpage TTCN để được hỗ trợ.

Về việc đăng ký số điện thoại nhưng không có mã OTP gửi về, theo TTCN có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi này.

Đơn cử như có thể do mạng viễn thông, do lỗi thiết bị, và cũng có thể do ứng dụng. Khi gặp lỗi này, trước hết người dùng cần kiểm tra tình trạng gửi/nhận SMS của máy (có lỗi không, có dùng phần mềm hoặc tính năng chặn SMS lạ không, sóng có yếu không, sim máy có hoạt động bình thường không…). Sau khi kiểm tra đầy đủ mà vẫn gặp lỗi, người dùng cần liên hệ TTCN để được hỗ trợ.

Quốc Anh

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.