|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

TS Lê Xuân Nghĩa dẫn lời tỉ phú Phạm Nhật Vượng về khởi nghiệp: Trước những 'con cá mập' toàn cầu đang nhìn vào, startup lớn chậm thì sẽ chết

14:31 | 14/12/2018
Chia sẻ
Trong lĩnh vực công nghệ số, khi những 'con cá mập' trong khu vực và toàn cầu đang nhìn vào thị trường Việt Nam này, nếu startup không lớn thật nhanh, sẽ ngắc ngoải và chết ngay lập tức, TS Lê Xuân Nghĩa dẫn lời tỉ phú Phạm Nhật Vượng về khởi nghiệp.
ts le xuan nghia dan loi ti phu pham nhat vuong ve khoi nghiep truoc nhung con ca map toan cau dang nhin vao startup lon cham thi se chet Trung Quốc tuyên bố sẽ mở cửa thị trường cho đầu tư quốc tế

Nếu không có sự bảo hộ của chính phủ, không thể có công nghiệp hoá thành công

Trong cuộc trao đổi về chủ đề “Khởi nghiệp: Dễ hay khó” tại sự kiện ra mắt ứng dụng gọi xe be hôm 13/12, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa đưa ra những quan điểm về mặt chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam khởi nghiệp.

Có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nhà nước và làm cố vấn kinh tế cho các đời Thủ tướng Việt Nam và Lào, ông Nghĩa khẳng định: “Không có sự hỗ trợ của chính phủ, startup không thể thành công”.

Nghiên cứu từ những startup ở Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, ông Nghĩa thẳng thắn: “Đừng nghĩ rằng người Mỹ, Đức, Pháp, Anh… hô hào nền kinh tế thị trường là người ta sòng phẳng và tự do. Không có chuyện đó!”.

ts le xuan nghia dan loi ti phu pham nhat vuong ve khoi nghiep truoc nhung con ca map toan cau dang nhin vao startup lon cham thi se chet
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa trình bày tại sự kiện. Ảnh: Tuệ An.

Ông Nghĩa nhận định những nền kinh tế này đã leo lên đỉnh cao của công nghệ bằng việc bảo hộ mậu dịch. Khi đã đứng trên đỉnh cao, họ đá cái thang bảo hộ và tuyên bố cuộc chơi của thị trường tự do.

Ông Nghĩa cho rằng, Việt Nam đừng nên “mắc bẫy khẩu hiệu thị trường tự do” của những người đi trước khi đã đứng trên đỉnh cao của công nghệ.

“Nếu chúng ta ngây thơ tin rằng mở cửa thị trường tự do, cứ chiến đấu sòng phẳng với các doanh nghiệp quốc tế, thì đó là sự ngây thơ rất đáng buồn cho dân tộc”, TS đưa nhận định.

Ông Nghĩa nhắn nhủ đến Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ông Nguyễn Nhật (có mặt tại sự kiện) rằng: "Bộ cần nghĩ ra những chính sách thật thông minh mới có thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt khởi nghiệp trong lĩnh vực vận tải thành công.

Hàn Quốc mất 40 năm để công nghệ hoá thành công, bất chấp khẩu hiệu thị trường tự do của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Trung Quốc mất 20 năm để công nghiệp hoá, và hiện đang đứng ở biên công nghệ thế giới, cũng bất chấp các khẩu hiệu này.

Ông Nghĩa nhận định, mặc dù các nước này tỏ ra cố gắng tuân theo cuộc chơi của thị trường tự do, nhưng thực chất, nếu không có sự bảo hộ của chính phủ, không thể có công nghiệp hoá thành công.

Vinfast - Thành quả đầu tiền của Việt Nam trong suốt 20 năm giơ cao khẩu hiệu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

TS Lê Xuân Nghĩa nhắc đến câu chuyện của Vinfast, doanh nghiệp Việt đầu tiên về công nghiệp hoá. Đó là thành quả đầu tiền của Việt Nam trong suốt 20 năm giơ cao khẩu hiệu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Với Vinfast là công nghệ Việt thực sự, ông đã đề nghị Chính phủ công khai chính thức đứng ra bảo vệ.

Bên cạnh đó, ông cũng chia sẻ về câu chuyện làm việc chỉ cách đây một tuần với 4 tập đoàn của Singapore đang chuẩn bị nhảy vào công nghệ số ở Việt Nam.

Ông Nghĩa đánh giá các doanh nghiệp này có thực lực, họ quan sát cách Chính phủ Việt Nam hành xử với Grab như thế nào, để tạo ra khung chính sách lâu dài và cách ứng xử của họ tại Việt Nam.

Ông Nghĩa trích lời của các doanh nghiệp này: "Chính phủ Việt Nam đang lẫn lộn giữa số hóa và phi số hóa, giữa kinh doanh hàng hóa và kinh doanh công nghệ. Chúng tôi còn một số lo ngại chưa dám nhảy vào. Nếu nhảy vào, chỉ trong hai năm, chúng tôi sẽ quét sạch doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực số hóa”.

Startup phải lớn thật nhanh, nếu kéo dài... sẽ ngắc ngoải và chết ngay lập tức

Khi gặp ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, ông Nghĩa cho biết hai người nhất trí rằng, trong lĩnh vực số hóa, kinh doanh liên quan đến công nghệ, nhất định phải có một doanh nghiệp lớn chống lưng.

Khó khăn lớn nhất của một startup là khủng hoảng tài chính cấp độ nội bộ, nhưng có thể gây ra khủng hoảng toàn diện đối với công ty. Khi có một sức mạnh tài chính bên cạnh mới giúp startup giải quyết và vượt qua khó khăn ngắn hạn để tồn tại.

Ông dẫn lại lời của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: “Như vậy chúng ta phải hỗ trợ họ nếu có cơ hội, để startup lớn thật nhanh. Lớn chậm thì sẽ chết.

Nếu chúng ta để thời gian kéo dài, nhất là trong lĩnh vực công nghệ số, khi những 'con cá mập' trong khu vực và toàn cầu đang nhìn vào thị trường Việt Nam này, có thể nói, chúng ta sẽ ngắc ngoải và chết ngay lập tức’”.

ts le xuan nghia dan loi ti phu pham nhat vuong ve khoi nghiep truoc nhung con ca map toan cau dang nhin vao startup lon cham thi se chet Shark Linh làm CEO công ty hỗ trợ khởi nghiệp vốn 70 tỉ đồng của Tập đoàn Vingroup

Nói về chính sách, TS Nghĩa cho rằng chính phủ nói nhiều về khởi nghiệp, bản thân Thủ tướng cũng rất trăn trở nhưng thực tiễn chính sách chưa có gì cho khởi nghiêp, thậm chí kém xa khởi nghiệp của Mỹ hay Nhật Bản.

Mỗi năm Bộ Doanh nghiệp nhỏ của Mỹ chi 190 tỉ USD để hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp, gồm cả của người Việt. Trong khi đó, tuy Chính phủ Việt Nam rất nhiệt thành nhưng thiếu chính sách này.

Ông Nghĩa cho rằng: “Ngay cả quỹ dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn còn loay hoay đến bây giờ chưa ra. Hàng loạt chính sách liên quan đến hỗ trợ tài chính cho họ, như nghị định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, sửa đổi cho phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam mà hai năm sửa câu chữ chưa xong...

Vì thế mới xảy ra câu chuyện các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt phải sang tận Singapore để đăng kí hoạt động.

Nói như vậy để thấy, cuộc chiến của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt vẫn còn gian nan”.

Xem thêm

Tuệ An