|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc tăng vận chuyển thịt heo để đáp ứng nhu cầu và kiểm soát dịch ASF

17:37 | 09/10/2018
Chia sẻ
Một quan chức cấp cao của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) Trung Quốc cho biết, quốc gia này sẽ gia tăng việc vận chuyển thịt heo, thay vì heo sống, để đáp ứng nhu cầu thịt và giảm rủi ro lây truyền dịch tả heo châu Phi (ASF).

Chính quyền các địa phương phải triển khai các biện pháp một khi dịch bệnh bùng phát và nhanh chóng loại bỏ rủi ro lây lan dịch ASF, ông Vu Khang Chấn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trung Quốc phát biểu trong buổi họp nhằm ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh diễn ra vào cuối tuần tại Dinh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh.

Ông Vu cho biết, Trung Quốc sẽ dùng toàn bộ công suất giểt mổ hiện tại để thúc đẩy sự chuyển đổi từ vận chuyển heo sống sang thịt heo.

Người chăn nuôi, các nhà máy sản xuất thịt heo và chính quyền địa phương không hoàn thành nhiệm vụ của mình trong việc ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh sẽ phải chịu trách nhiệm, ông Vu cảnh báo.

Các nhà chức trách địa phơng nên tăng cường hỗ trợ các hệ thống kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh động vật, để họ có đủ năng lực và thiết bị để phản ứng với dịch bệnh một khi bùng phát.

Trung Quốc báo cáo hơn 20 trường hợp bùng phát dịch ASF trong tháng 8 và tháng 9, sau khi ổ dịch đầu tiên xảy ra tại Thẩm dương, tỉnh Liêu Ninh vào ngày 1/8.

Dịch bệnh không lây lan sang người nhưng có thể gây ra tỉ lệ tử vong lên tới 100% ở heo. Thịt heo là loại thịt được tiêu thụ phổ biến nhất tại Trung Quốc, nhà sản xuất và tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới.

trung quoc tang van chuyen thit heo de dap ung nhu cau va kiem soat dich asf
Ảnh: smithsonianmag.com

Ông Zhu Zengyong, một nhà nghiên cứu trong ngành tại Viện nghiên cức nông nhiệp Trung Quốc, cho biết vận chuyển heo sống là kênh chính của nguồn cung thịt heo tại Trung Quốc, mang đến rủi ro bùng phát dịch bệnh cao hơn việc vận chuyển thịt heo.

Mặc dù, các công ty giết mổ tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhìn chung có đủ công suất giết mổ heo, công suất này phân bổ không đồng đều, và tại một số khu vực người tiêu dùng thịt heo phụ thuộc vào heo sống vận chuyển từ những nơi khác, ông Zhu nói.

“Mô hình lưu thông, nhấn mạnh việc vận chuyển heo sống trên khắp các khu vực khác nhau, cũng liên quan tới thói quen ăn uống của người tiêu dùng tại một số nơi”, ông cho biết thêm.

“Ví dụ, tại một số tỉnh miền Nam, người tiêu thụ thích thịt heo từ những con heo mới giết mổ, trong khi tại Bắc Kinh, người dân đã dần chấp nhận thịt heo tươi mát”.

Ngoài ra để giảm rủi ro dịch bệnh bùng phát, quảng bá việc chuyển đổi từ vận chuyển heo sống sang thịt heo cũng có thể mang lại lợi ích cho ngành thịt heo và người chăn nuôi, mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho họ.

“Sự bùng phát của dịch ASF tại Trung Quốc có thể trở một bược ngoặt cho sự chuyển đổi. Tuy nhiên, việc quảng bá mô hình vận chuyển mới đòi hỏi những nỗ lực từ tất cả các thành phần trên thị trường, gồm người tiêu dùng, chính phủ và ngành thịt heo”, ông Zhu nhận định.

Theo trang zhujiage, ngày 29/9, lệnh cấm vận chuyển heo sống và sản phẩm thịt heo tại Thẩm Dương, Liêu Ninh đã được gỡ bỏ, nhưng ngay hôm 30/9, một ổ dịch khác đã bùng phát tại Dinh Khẩu, Liêu Ninh. Trong cùng thời kỳ, Trịnh Châu, Hà Nam và Liên Vân Cảng, Giang Tô, cũng đã bỏ lệnh cấm vận chuyển.

Xem thêm

Lyly Cao

Giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm còn hơn 257.000 tỷ đồng, bất động sản chiếm 39%
Fiin Ratings nhận định thách thức vẫn còn hiện hữu khi thị trường chưa hoàn toàn phục hồi và những thay đổi về chính sách có độ trễ nhất định, dẫn tới doanh nghiệp chưa có đủ thời gian để sắp xếp dòng tiền trả nợ.