|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc tăng thuế sốc, gạo nếp Việt đình trệ

06:47 | 01/09/2018
Chia sẻ
Trung Quốc là thị trường độc quyền tiêu thụ gạo nếp của Việt Nam.
trung quoc tang thue soc gao nep viet dinh tre Kẹt đường sang Trung Quốc, thị trường gạo nếp 'đóng băng'
trung quoc tang thue soc gao nep viet dinh tre Giá gạo nếp lại sụt giảm do Trung Quốc thay đổi chính sách thuế
trung quoc tang thue soc gao nep viet dinh tre

Trong nửa đầu năm 2018, xuất khẩu gạo Việt Nam (VN) sang Trung Quốc (TQ) diễn ra rất thuận lợi. Thế nhưng từ tháng 7 đến nay, hạt gạo Việt bắt đầu gặp những khó khăn không nhỏ khi TQ điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu gạo.

Cụ thể, từ ngày 1-7, thuế nhập khẩu với tất cả loại gạo nhập từ các nước Đông Nam Á, trong đó có VN chịu thuế suất ở mức 40%-50% (riêng tấm có thuế nhập khẩu là 5%).

Hàng ngàn tấn gạo đình trệ

Ông Đỗ Hà Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex, cho biết gạo nếp chiếm tới 50% lượng gạo xuất khẩu của VN sang TQ trong nửa đầu năm nay. Còn năm 2017 TQ chiếm tới khoảng 90% lượng gạo nếp xuất khẩu của VN. Như vậy, TQ gần như là thị trường độc quyền tiêu thụ gạo nếp của VN trong những năm gần đây.

Do vậy, gạo nếp là mặt hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. “Tác động của việc thay đổi chính sách thuế nhập khẩu của TQ đã khiến hàng ngàn tấn gạo nếp của các doanh nghiệp chuẩn bị xuất khẩu vào thị trường này bị đình trệ. Điều này buộc các đơn vị xuất khẩu phải giảm giá xuống hoặc để tồn kho” - ông Nam chia sẻ.

Từ tháng 7 đến nay, việc xuất khẩu sang TQ của Công ty TNHH Việt Hưng cũng giậm chân tại chỗ. “Thuế nhập khẩu đánh trực tiếp lên các công ty nhập khẩu TQ. Nếu các doanh nghiệp nhập khẩu TQ không muốn chịu mức thuế nhập khẩu cao lên đến 50% thì phải mua hạn ngạch nhập khẩu (quota). Thế nên công ty nhập khẩu TQ lấy cớ thuế tăng để ép giá gạo VN” - ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng, lý giải.

Hơn nữa, theo ông Đôn, việc mua quota sẽ khiến chi phí nhập khẩu tăng lên đến 120 USD/tấn nên các doanh nghiệp nhập khẩu của TQ chỉ mua vào khi giá nếp xuống thấp hoặc chấp nhận giá cao trong trường hợp nhu cầu thị trường cao. Còn tại thời điểm hiện tại, lượng tồn kho gạo nếp của các doanh nghiệp TQ vẫn còn nên họ ít mua vào hoặc mua với giá rất thấp.

“Thời điểm đầu năm, giá gạo nếp ở mức 530-540 USD/tấn, các đơn vị kinh doanh lẫn nông dân đều mừng vì lợi nhuận tốt. Vậy mà hai tháng nay, giá gạo nếp giảm chỉ còn trên dưới 400 USD/tấn, bán không có lời. Việc gạo nếp bị ép giá dưới 400 USD/tấn cũng là mức giá thấp nhất trong vòng hai năm gần đây” - ông Đôn nói.

trung quoc tang thue soc gao nep viet dinh tre
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gạo số một của Việt Nam. Trong ảnh: Đoàn doanh nghiệp Trung Quốc tham dự hội thảo giao thương thương mại gạo giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam-Trung Quốc. Ảnh: BCT

Bắt tay với nhà kinh doanh Trung Quốc

Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương cho hay: Riêng năm ngoái, xuất khẩu gạo sang thị trường TQ đạt 2,29 triệu tấn, trị giá đạt 1,03 tỉ USD, tăng 31,6% về số lượng và tăng 32% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. “Mặc dù TQ là thị trường nhập khẩu gạo lớn của VN nhưng xuất khẩu gạo của ta vào thị trường này còn nhiều khó khăn và thách thức” - Bộ Công Thương nhận định.

Chính vì vậy, mới đây Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan mời đoàn doanh nghiệp nhập khẩu lương thực TQ vào VN giao dịch, kết nối mua hàng. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai bên tìm hiểu, trao đổi và thảo luận về nhu cầu, thị hiếu, chủng loại, chất lượng và giá cả sản phẩm.

2,2 tỉ USD từ xuất khẩu gạo. Theo số liệu mới nhất từ Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu gạo tám tháng đầu năm ước đạt 4,4 triệu tấn và 2,2 tỉ USD. Con số này tăng 6,8% về khối lượng và tăng 22,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

“Thông qua chương trình kết nối, các công ty TQ đánh giá cao về cơ sở sản xuất, chế biến gạo của doanh nghiệp VN. Đồng thời thể hiện mong muốn tiếp tục hợp tác thương mại gạo với VN, đặc biệt là lĩnh vực phân phối hệ thống siêu thị tại tỉnh Quảng Đông, TQ” - Cục Xuất nhập khẩu cho hay.

Nhiều ý kiến đánh giá việc kết nối giữa doanh nghiệp VN và TQ là cần thiết, giúp ngành gạo VN từng bước đi vào các hoạt động giao thương chính thức, hạn chế các giao dịch mua bán tiểu ngạch qua biên giới với rất nhiều rủi ro. Đồng thời qua đó nắm bắt được các chính sách mới về xuất nhập khẩu gạo của TQ, nhất là chính sách thuế.

Nói thêm về vấn đề này, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho rằng TQ chuyển dịch sang nhập khẩu chính ngạch, điều chỉnh chính sách thuế nhằm quản lý chất lượng, tránh thất thu thuế. “Trong năm 2018 chỉ còn 19 doanh nghiệp VN được xuất khẩu gạo vào TQ cũng đủ biết nước này đã thay đổi rất lớn khi nhập khẩu nông sản VN với hàng rào tiêu chuẩn chất lượng. Do đó, các doanh nghiệp VN cần phải điều chỉnh lại sản xuất kinh doanh, tuân thủ được yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc của nước nhập khẩu” - ông Bình nói.

Số doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm

Bộ NN&PTNT mới đây cho biết trong năm tháng đầu năm, TQ tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của VN với 30% thị phần. Tuy nhiên, thị phần của TQ đã giảm so với mức 40%-50% của vài năm trước. Nguyên nhân một phần là do TQ thay đổi chính sách nhập khẩu. Cụ thể, chỉ có 22 công ty trong tổng số hơn 150 công ty có giấy phép xuất khẩu gạo của VN trong năm 2017 được TQ cấp phép nhập khẩu sau khi thanh tra thực tế tại VN. Đến đầu năm 2018, có 3/22 công ty bị TQ rút giấy phép do vi phạm quy định của họ về kiểm dịch thực vật.

Xem thêm

Quang Huy