|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trung Quốc có thể tăng cường kích thích vì CPI giảm nhẹ

11:09 | 09/08/2016
Chia sẻ
Giá tiêu dùng tại Trung Quốc tăng chậm lại do giá thực phẩm tăng chậm dù mưa lũ kéo dài.

Theo số liệu của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), giá tiêu dùng (CPI) của nước này chỉ tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 7, và thấp hơn CPI của tháng trước đó là 1,9%. Đây là mức CPI thấp nhất kể từ tháng 1/2016.

trung quoc co the tang cuong kich thich khi cpi giam
CPI của Trung Quốc từ đầu năm 2015 đến nay. Ảnh: Forex Factory

Hiện tại, CPI của Trung Quốc vẫn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu năm 2016 của chính phủ Trung Quốc vào khoảng 3%. Trước đó, nhiều chuyên gia dự báo, CPI của Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong tháng 7/2017 do tình hình mưa lũ thất thường, gây thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng và lĩnh vực nông nghiệp.

trung quoc co the tang cuong kich thich khi cpi giam Kinh tế Trung Quốc thiệt hại 33 tỷ USD vì lũ lụt

NBS cho biết, giá thực phẩm tăng chậm là nguyên nhân kéo giảm CPI tháng 7 của Trung Quốc. Theo đó, giá thực phẩm tháng 7 chỉ tăng 3,3%, thấp hơn nhiều so với mức 4,6% của tháng trước đó. Trong đó, giá thịt lợn chỉ tăng 16,1% so với mức 30,1% của tháng 6.

Ngược lại với CPI, chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 7 của Trung Quốc tiếp tục giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi đã giảm 2,6% trong tháng trước đó.

Giá tiêu dùng tăng chậm trong khi giá sản xuất liên tục giảm đang vừa là mối lo ngại lớn vừa là động lực để chính phủ Trung Quốc tăng cường nới lỏng chính sách tiền tệ, hướng tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong quý II/2016, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ chính sách tăng đầu tư vào các công trình xã hội; đồng thời, sự bùng nổ của thị trường nhà đất cũng kéo theo sự phát triển của hoạt động xây dựng và nhu cầu vật liệu thô.

Kim Dung

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.