|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc cho phép nhập khẩu 5 nông sản biến đổi gen khi đang đàm phán thương mại với Mỹ

15:03 | 09/01/2019
Chia sẻ
Hôm (8/1), Trung Quốc đã cho phép nhập khẩu 5 mặt hàng nông sản biến đổi gen lần đầu tiên sau khoảng 18 tháng. Động thái này có thể thúc đẩy hoạt động thu mua nước ngoài và giảm áp lực từ Mỹ trong việc mở cửa thị trường cho nhiều mặt hàng nông phẩm hơn.

Mỹ là nhà sản xuất nông sản biến đổi gen lớn nhất thế giới, trong khi Trung Quốc là nhà nhập khẩu đậu nành và hạt cải dầu biến đổi gen hàng đầu.

Nông dân Mỹ và các công ty hạt giống toàn cầu vẫn luôn phàn nàn về quá trình cấp phép nhập khẩu nông sản biến đổi gen chậm chạp và khó đoán của Trung Quốc. Đây cũng là nguyên nhân dấy lên các cuộc tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Việc cho phép nhập khẩu 5 mặt hàng nông sản biến đổi gen lần này, được công bố trên trang web của bộ nông nghiệp Trung Quốc, được đưa ra trong khi phái đoàn Mỹ gặp mặt với những người đồng cấp tại Bắc Kinh trong tuần này.

trung quoc cho phep nhap khau 5 nong san bien doi gen khi dang dam phan thuong mai voi my
Ảnh: Reuters.

Các sản phẩm được thông qua gồm ngô DP4114 Qrome và đậu nành DAS-44406-6 của công ty DowDuPont, đậu nành đậu nành SYHT0H2 do Bayer CropScience và Syngenta - hiện quyền sở hữu của công ty hóa chất Đức BASF - phát triển.

Hai sản phẩm còn lại gồm hạt cải dầu RF 3 của BASF và hạt cải dầu MON 88302 của công ty Monsanto. Theo Reuters, hai mặt hàng này đã phải chờ 6 năm để được cấp phép.

Quyết định nhập khẩu nông sản biến đổi gen lần này được công bố khi nông dân Mỹ quyết định trồng loại cây gì trong mùa xuân này.

Trước cuộc chiến thơng mại, Trung Quốc mua khoảng 60% đậu nành Mỹ và người nông dân Mỹ không trồng lượng lớn những loại nông sản không được chấp thuận nhập khẩu.

Chính sách mới cho phép nhập khẩu hạt cải dầu sẽ giúp nông dân tại Canada thúc đẩy sản xuất, theo ông Jim Everson, Chủ tịch Hội đồng Hạt cải dầu, cho biết.

5 sản phẩm khác cũng xin phê chuẩn nhưng không được cấp thẻ xanh, gồm hai sản phẩm cỏ alfalfa biến đổi gen do công ty Monsanta phát triển và hai sản phẩm đậu nành của DowDuPont.

Xem thêm

Lyly Cao

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.