VCCI cho rằng trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt chưa thực sự vững mạnh trước những biến động tài chính trong nước cũng như thế giới, rất cần ưu tiên nguồn lực tài chính để có thể cải thiện các hệ số an toàn cũng như khả năng chống chịu biến động.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 86/2024/NĐ-CP ngày 11/7/2024 quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu phải thoái.
NHNN dự kiến sẽ kéo dài thời gian cơ cấu nợ theo Thông tư 02 đến cuối năm 2024. Tuy nhiên, các ngân hàng phải thực hiện trích lập toàn bộ vào cuối năm 2024.
Hệ luỵ từ sự suy yếu của thị trường bất động sản đã tác động liên đới tới các doanh nghiệp thầu xây dựng, thép khi các đơn vị này phải tăng trong trích lập dự phòng do nhiều chủ đầu tư rơi vào tình trạng mất thanh khoản.
Ông Phạm Đức Ấn cho rằng quy định yêu cầu TCTD phải giải trình rõ trong báo cáo tài chính về việc chưa trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ để tránh thua lỗ là chưa phù hợp.
TOP 10 ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro cao nhất gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, VPBank, MB, SHB, Sacombank, Techcombank, ACB và LienVietPostBank.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết trong quý III, hầu hết ngân hàng đã giảm chi phí trích lập dự phòng so với quý trước. Đáng lo ngại, một số ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp như PG Bank, Saigonbank, Eximbank,... lại điều chỉnh giảm chi phí tín dụng.
10 ngân hàng có chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2021 bao gồm BIDV, VietinBank, VPBank, Vietcombank, SCB, MB, SHB, ACB, Sacombank và TPBank.
Dù các mảng kinh doanh chính vẫn tăng trưởng gần 25% nhưng do mạnh tay trích lập dự phòng nên lợi nhuận quý III của ACB chỉ tăng nhẹ 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngân hàng nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng trích lập 100% dự phòng cụ thể với nợ cơ cấu lại. Đồng thời trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính trước ảnh hưởng của dịch bệnh.
Công ty chứng khoán Yuanta cho rằng lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2021 và 2022 sẽ phần nào phụ thuộc vào khả năng thu hồi nợ từ những khoản nợ vay tái cơ cấu.
Lãnh đạo của Tân Tạo cho biết hiện tập đoàn vẫn tiếp tục làm việc với cơ quan, ban ngành để kiến nghị Chính phủ đưa dự án dự án Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
10 ngân hàng có chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2020 gồm BIDV, Agribank, VPBank, VietinBank, Vietcombank, MB, SHB, HDBank, ACB và Sacombank.
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.