Tòa án Ai Cập dỡ bỏ lệnh cấm đối với các hãng taxi công nghệ
Grab kiến nghị Thủ tướng nhận dạng taxi công nghệ bằng đèn LED |
Biểu tượng Uber. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Ngày 23/2, Tòa án hành chính tối cao ở Ai Cập đã dỡ bỏ lệnh cấm hoạt động đối với các hãng taxi công nghệ Uber và Careem, vốn đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ giới tài xế taxi truyền thống ở nước này.
Trước đó, tháng 3/2018, một tòa án hành chính cấp thấp hơn đã rút giấy phép hoạt động của Uber có trụ sở tại Mỹ và đối thủ chính của hãng là Careem có trụ sở ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sau khi 42 tài xế taxi truyền thống đệ đơn kiện 2 hãng này.
Các tài xế taxi truyền thống tố cáo Uber và Careem vi phạm luật pháp Ai Cập khi sử dụng xe cá nhân vào mục đích thương mại.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin tư pháp và luật sư, Tòa án về các vấn đề khẩn cấp ở Cairo sau đó một tháng đã yêu đình chỉ phán quyết trên và cho rằng 2 hãng Uber và Careem cần được cho phép tiếp tục hoạt động cho đến khi Tòa án hành chính tối cao đưa ra quyết định cuối cùng.
Trước đó, Uber và Careem cũng đệ đơn kháng cáo phán quyết của tòa án cấp thấp nói trên rút giấy phép hoạt động của 2 hãng.
Ai Cập là một trong những thị trường lớn nhất của Uber và Careem tại Trung Đông từ nhiều năm qua.
Đối với riêng Uber, Ai Cập là thị trường lớn nhất của hãng này tại Trung Đông khi hãng có khoảng 157.000 lái xe (tính trong năm 2017) và kể từ khi xuất hiện tại Ai Cập vào năm 2014 đến nay, hãng đã thu hút được 4 triệu lượt người sử dụng dịch vụ của mình.
Hồi tuần trước, Uber đã đạt được thỏa thuận với Cơ quan Thuế vụ Ai Cập đồng ý trả thuế giá trị gia tăng (VAT). Về phần mình, Careem cho biết hãng này đã trả thuế VAT từ tháng 3/2018.
Xem thêm |