Giới phân tích cảnh báo, lệnh cấm của Mỹ đối với dầu thô của Nga có thể làm trầm trọng thêm vấn đề giá hàng hóa và thực phẩm, đồng thời gây ra suy thoái. Đây chính là mối lo lạm phát đình trệ mà nhiều người đề cập từ năm ngoái.
Theo đưa tin từ Bloomberg, Nga đã thông báo sẽ hạn chế xuất khẩu một số hàng hóa và nguyên liệu thô để đáp trả các lệnh trừng phạt mới nhất của phương Tây, song chi tiết chưa được công bố.
Mỹ sắp giáng thêm đòn tấn công khác vào nền kinh tế Nga hòng bắt ông Putin rút quân khỏi Ukraine. Tuy nhiên, các đồng minh châu Âu khó có thể làm theo biện pháp trừng phạt mới nhất mà Mỹ khởi xướng: cấm vận dầu thô của Nga.
Giá xăng dầu tại Mỹ đã lên cao kỷ lục vượt ngưỡng 4 USD/1 gallon (3,78 lít), mức tăng có thể nói là đe dọa sự ổn định của nền kinh tế, đẩy lạm phát lên cao và ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân Mỹ.
Hôm 8/3, Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ sẽ cấm nhập khẩu dầu thô của Nga. Đây là một bước leo thang mới trong phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với cuộc tấn công của Moscow vào Ukraine.
Liên quan đến căng thẳng Nga – Ukraine ảnh hưởng đến vận tải liên vận bằng đường sắt sang châu Âu như thế nào, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã trao đổi với phóng viên TTXVN.
Từ ngày 9/3 đến 9/9, các ngân hàng tại Nga sẽ không được phép bán ngoại tệ cho người dân, tuy nhiên, người Nga vẫn có thể đổi từ ngoại tệ sang đồng ruble nội tệ trong cùng giai đoạn.
Nga tuyên bố sẵn sàng đối thoại chân thành và trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau với Mỹ, đồng thời hy vọng mối quan hệ với Washington sẽ trở lại bình thường.
Dù khẳng định Nga là đối tác "không giới hạn", Trung Quốc vẫn có những đắn đo riêng, đặc biệt là về lợi ích kinh tế và thương mại, khi muốn đứng ra giúp Moscow chống trả đòn trừng phạt của phương Tây.
Kinh tế trưởng Công ty Chứng khoán MB nhận định lạm phát Việt Nam có xu hướng cao hơn trong năm 2022, dự báo khoảng 3,5% đến 4%, tuy nhiên yếu tố về Nga và Ukraine hiện nay là yếu tố chưa lường trước được.