|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Tin tức Bất động sản ngày 5/5: Xuất hiện lợi ích nhóm trong 'cuộc chiến' chung cư, nhu cầu nhà ở cho lao động nhập cư còn hạn chế...

19:36 | 05/05/2019
Chia sẻ
Tin tức bất động sản ngày 5/5 có các bài viết nổi bật như: Xuất hiện lợi ích nhóm trong 'cuộc chiến' chung cư; nhu cầu nhà ở cho lao động nhập cư còn hạn chế; Bộ Công an đang thanh tra dự án xây chung cư báo Công an nhân dân...

Nhu cầu nhà ở cho lao động nhập cư còn hạn chế

Theo Đại tá Đào Quang Trường, Phó Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, lao động nhập cư thường xuyên thay đổi việc làm và nơi lưu trú nên không khai báo tạm trú, gây khó khăn trong quản lý dân cư, tội phạm.

Nhà trọ nơi lao động nhập cư sinh sống là khu vực có nguy cơ cháy nổ cao, dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện hành vi trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tham gia các tệ nạn như cờ bạc, ma túy, mại dâm, gây rối trật tự công cộng, dễ bị các thế lực thù địch, đối tượng xấu lôi kéo, kích động.

Bên cạnh đó, các địa bàn có khu công nghiệp thường tập trung số lượng lớn người dân địa phương từ nơi khác đến kinh doanh, buôn bán, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của công nhân thuê trọ, kéo theo nhiều loại hình dịch vụ như karaoke, cầm đồ, tín dụng đen, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán, kinh doanh, từ đó tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự và gây tai nạn, ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Xuất hiện lợi ích nhóm trong 'cuộc chiến' chung cư

Một chủ đầu tư có dự án vừa bàn giao cách đây vài tháng cho biết, từ khi triển khai có một khách hàng là chủ doanh nghiệp ngỏ ý muốn làm nhà thầu cung cấp vật liệu và nội thất cho công trình. Tuy nhiên, do không đảm bảo tiêu chí của chủ đầu tư nên họ bị trượt gói thầu. Suốt thời gian sau đó, vị này thường xuyên chia sẻ với khách hàng các thông tin xuyên tạc về chủ đầu tư như năng lực tài chính, tiến độ dự án...

Tin tức Bất động sản ngày 5/5: Xuất hiện lợi ích nhóm trong cuộc chiến chung cư, nhu cầu nhà ở cho lao động nhập cư còn hạn chế... - Ảnh 1.

Cư dân tổ chức căng băng rôn tại một dự án ở Hà Nội. Ảnh: Cư dân cung cấp

"Khi dự án sắp bàn giao đúng tiến độ thì khách hàng hết lần này đến lần khác xúi giục cư dân gửi đơn khiếu nại về chất lượng công trình với những lỗi như màu sơn, hình ảnh không giống tài liệu bán hàng... Gần đây, anh ta đưa ra điều kiện cho họ tham gia gói thầu vào một dự án khác mà chúng tôi đang triển khai", vị đại diện chủ đầu tư cho hay.

Ông chia sẻ thêm, vị này tập hợp một nhóm số ít cư dân thường xuyên gửi đơn kiện tới các cơ quan báo chí hoặc thường xuyên đăng tải các video căng băng rôn, gây ảnh hưởng uy tín của chủ đầu tư. Vài tuần trước, sắp đến hạn tòa nhà phải tổ chức hội nghị nhà chung cư của dự án, khách hàng này đề nghị chủ đầu tư bỏ phiếu ủng hộ (số phiếu của những căn hộ và diện tích vẫn do chủ đầu tư sở hữu) để họ được tham gia vào ban quản trị.

"Và anh ấy cũng nói nếu không được tạo điều kiện cho những đề nghị trên thì họ sẽ thường xuyên tổ chức căng băng rôn. Chúng tôi rất bế tắc trong việc xử lý với trường hợp khách hàng này", ông này nói.

Bộ Công an đang thanh tra dự án xây chung cư báo Công an nhân dân

Theo Thứ trưởng Bộ Công an, việc triển khai dự án hiện gặp nhiều khó khăn, có nhiều vấn đề phức tạp. "Bộ Công an đang giao thanh tra bộ tiến hành thanh tra, khi nào có kết quả sẽ thông tin cho báo chí", ông Nam nói.

Theo thông tin báo chí phản ánh trước đó, hợp đồng thi công xây dựng nhà ở cán bộ chiến sĩ Báo Công an nhân dân được ký giữa Báo Công an nhân dân và Công ty TNHH NN MTV Đầu tư xây lắp và Thương mại 36 (tiền thân là Tổng công ty 36 – CTCP) từ tháng 3/2010 và dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2012.

Công trình có quy mô cao 25 tầng nổi (trong đó 3 tầng thuộc khối đế, 22 tầng căn hộ), 2 tầng hầm, 1 tầng mái, 1 tầng tum thang, 1 tầng kỹ thuật, nằm trên mặt đường Khuất Duy Tiến kéo dài, gần ngã tư Khuất Duy Tiến kéo dài tiếp giáp với đường Kim Giang.

Sau khi Hợp đồng được ký kết, chủ đầu tư là Báo CAND và nhà thầu thi công là Tổng công ty 36 - CTCP đã 3 lần ký phụ lục hợp đồng lùi các mốc tiến độ hoàn thành công trình. Tuy nhiên đến nay, công trình mới thi công xong phần thô và vẫn chưa hoàn thiện để bàn giao căn hộ cho người mua nhà.

Bitexco muốn mở rộng Khách sạn JW Mariott Hà Nội, xây thêm 200 phòng

Tập đoàn Bitexco cho biết, khách sạn 5 sao JW Mariott Hà Nội do Bitexco đầu tư xây dựng đã hoàn thành năm 2012 và đưa vào vận hành giai đoạn 1 với 450 phòng, đã phục vụ nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức các sự kiện đặc biệt quan trọng như đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, Hội nghị APEC… và các sự kiện khác trong năm, khách sạn thường xuyên không đáp ứng đủ nhu cầu phòng lưu trú.

Do vậy, Bitexco đã phối hợp với kiến trúc sư Carlos Zapata là chủ trì thiết kế khách sạn JW Mariott Hà Nội, để nghiên cứu và đề xuất triển khai giai đoạn 2, trên cơ sở giữ nguyên ý tưởng thiết kế ban đầu, bổ sung thêm khoảng 200 phòng khách sạn, nâng tổng số phòng lên khoảng 650 phòng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Hoài

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.