|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tín dụng gấp 1,3 lần GDP, phải chăng hệ thống ngân hàng đang phải gồng gánh quá sức?

19:11 | 21/08/2018
Chia sẻ
Nhiều chuyên gia cho rằng mặc dù thị trường vốn và tài chính của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên, hệ thống ngân hàng vẫn đang là nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Điều này đang tạo ra những sức ép không nhỏ cho hệ thống ngân hàng cũng như khiến các TCTD đối mặt với nhiều rủi ro về mất cân đối kỳ hạn và thanh khoản.
 
tin dung gap 13 lan gdp phai chang he thong ngan hang dang phai gong ganh qua suc Hợp tác ngân hàng - Fintech là xu hướng chủ đạo tại Việt Nam
tin dung gap 13 lan gdp phai chang he thong ngan hang dang phai gong ganh qua suc Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiết kiệm

Theo thông tin tại Diễn đàn Chuyên đề vốn – Tài chính trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (Vietnam Economic Forum - ViEF), quy mô tín dụng của Việt Nam vào khoảng 130% GDP, lớn hơn nhiều so với quy mô vốn hóa của thị trường chứng khoán (bằng khoảng 70% GDP), thị trường trái phiếu doanh nghiệp (1,25% GDP) và thị trường trái phiếu chính phủ (20% GDP). Có thể nhận thấy hệ thống ngân hàng vẫn là một trong những nguồn cung ứng vốn quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam.

tin dung gap 13 lan gdp phai chang he thong ngan hang dang phai gong ganh qua suc
Phó Thống đốc NHNN - Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại hội nghị (Nguồn: VnExpress)

Phát biểu tại diễn đàn, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: "Về bản chất hoạt động của các TCTD là cung ứng các nguồn vốn ngắn hạn và lưu động. Tuy nhiên trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng cũng phải đối mặt rất lớn đối với những nhu cầu nguồn vốn trung và dài hạn của nền kinh tế. Chính điều này đang tạo ra những áp lực không nhỏ cho hệ thống ngân hàng trong việc cân đối và sử dụng nguồn vốn".

Cũng theo số liệu của Phó Thống đốc, trong cơ cấu vốn hiện tại của các ngân hàng thì tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn chiếm khoảng 70%. Do đó, áp lực từ các khoản cho vay trung và dài hạn sẽ khiến các TCTD đối mặt với các rủi ro về chênh lệch kỳ hạn.

Mặt khác, tình trạng đô la hóa mặc dù đã được giảm xuống nhưng vẫn làm các nhà băng đồng thời đối mặt cùng một lúc với cả chênh lệch kỳ hạn và rủi ro về chênh lệch loại tiền. Chính điều này gây ra nhưng khó khăn nhất định cho hoạt động của các TCTD.

Ngoài ra, bà Hồng cũng cho biết, hiện tại các ngân hàng đang nắm giữ khoảng gần 80% lượng trái phiếu Chính phủ. Tình trạng này sẽ tạo ra những thách thức đối với hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của NHNN bởi trái phiếu Chính phủ đều là các khoản vay dài, khi các TCTD nắm giữ nhiều trái phiếu thì khả năng thanh khoản của hệ thống sẽ bị ảnh hưởng nhất là khi thị trường có biến động.

Cùng chung quan điểm với Phó Thống đốc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cũng đặt ra vấn đề “Phải chăng ngân hàng đang phải gánh quá sức và phải chăng đến nay vẫn còn sự mất cân đối giữa thị trường vốn và tín dụng ngân hàng, giữa vốn ngắn hạn và trung dài hạn..."

Xem thêm

Quốc Thụy