CEO KPMG Việt Nam: Cần chính thức hoá tín dụng đen
Phó Thủ tướng chỉ đạo tái cấu trúc thị trường chứng khoán, đẩy mạnh thoái vốn và cổ phần hóa | |
Nhức nhối tín dụng đen |
"60% tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp SME là từ tín dụng đen"
Trong Diễn đàn chuyên đề Vốn – Tài chính diễn ra sáng nay (21/8), vấn đề tín dụng đen được đưa ra trao đổi và bàn luận khá nhiều.
Việc phát triển thị trường vốn hiện nay mới giải quyết được nguồn vốn cho doanh nghiệp lớn và có quy mô trung bình. Tuy nhiên, những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn và buộc phải sử dụng đến nguồn "tín dụng đen".
Ông Nguyễn Kim Hùng - TGĐ CTCP Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp Việt Nam (Ảnh: VnExpress) |
Ông Nguyễn Kim Hùng (TGĐ CTCP Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp Việt Nam – VERCO) khẳng định các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chưa có cấu trúc vốn. Trung bình vốn của các doanh nghiệp SME Việt Nam khoảng 10 tỷ đồng với vốn chủ sở hữu nhỏ và rất khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức.
"Có những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí có tới 60% tổng vốn sản xuất kinh doanh là vốn từ tín dụng đen", ông nói.
Chi phí sử dụng vốn phi chính thức là rất lớn làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ước tính trên 10% là chi phí của doanh nghiệp là chi phí tài chính không chính thức và nó không được hạch toán vào chi phí để khấu trừ thuế, gây ra những khó khăn và giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp SME chủ yếu đi lên từ các làng nghề, chủ sở hữu chủ yếu các thợ lành nghề, do đó hiểu biết hạn chế về lĩnh vực tài chính. Chính vì vậy, khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp cũng bị giảm bớt.
Ông Hùng mong Chính phủ có thể tạo ra khung pháp lý để giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận nguồn vốn này một cách hợp lệ bởi chi phí sử dụng vốn lên đến trên 10% nhưng chưa được hoạch định vào chi phí hợp lệ.
Cần chính thức hoá tín dụng đen
Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm CEO KPMG tại Việt Nam và Campuchiacho rằng: "Đen ở đây không hoàn toàn là xấu, vì nó có những mặt để tạo điều kiện cho người vay tiền. Tuy nhiên, chúng ta cần có chính sách để kiểm soát thị trường này một cách hiệu quả. Câu hỏi đặt ra ở đây là chúng ta phải thể chế hóa, chính thức hóa những tín dụng đen như thế nào, cần đưa vào khuôn khổ ra sao để điều tiết thị trường này. Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của một số ngân hàng lớn ở Hà Lan".
Ông Warrick Cleine Chủ tịch kiêm CEO KPMG tại Việt Nam và Campuchia (Ảnh: VnExpress) |
Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của công tác truyền thông, giáo dục người dân trong việc tiếp cận các quỹ tín dụng đen, trong khi đó, nhà nước, cần có biện pháp quản lý thị trường này hiệu quả.
Chuyên gia Ngân hàng Thế giới - ông A. Alatabani gợi mở giải pháp chính thức hoá tín dụng đen bằng các gói sản phẩm tín dụng khác nhau cho thị trường. Ông cho biết hiện nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thể tiếp cận vốn ngân hàng. Vì vậy, các gói sản phẩm như thuê mua tài sản có thể là kênh để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận khoản vay; hoặc công cụ khác như Fintech.
Ông Nguyễn Kim Hùng - Chủ tịch Verco cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp tư nhân cũng có thể góp phần hạn chế tín dụng tín dụng đen. Đã có những sàn của doanh nghiệp tư nhân có thể kết nối và thu hút 35.000 tỷ đồng trong 6 tháng.
Do đó, nếu có cơ chế, khung pháp lý, nền tảng cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ, các doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng tham gia các giải pháp về vốn và có thể lượng tiền lớn, ngay cả các startup cũng có thể IPO trên nền tảng số.
"Tuy nhiên, tôi đề xuất Chính phủ trong nền tài chính thứ cấp, nếu cho thử nghiệm mà sai thì không nên hình sự hóa", ông Hùng nói.