Tiếp tục đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng từ năm 2019
Chính phủ ra quy định mới về thuế VAT | |
Vì sao doanh nghiệp chưa mặn mà tham gia bán hàng hoàn thuế Giá trị gia tăng? |
Với thuế GTGT, thay vì đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng từ 10% lên 12% từ năm 2019, Bộ Tài chính đề nghị nâng mức thuế này lên 11%.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet. |
Đề xuất tăng mức thuế giá trị gia tăng là nội dung được Bộ Tài chính công bố lấy ý kiến hồi tháng 8/2017. Trong văn bản này, lãnh đạo ngành tài chính đề nghị cân nhắc phương án tăng thuế giá trị gia tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019. Đây là nội dung sau đã đã nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau. Qua đó, trong dự thảo mới, lãnh đạo Bộ Tài chính đã nêu phương án khác với lộ trình được kéo giãn. Cụ thể, Từ ngày 1/1/2019, tăng thuế giá trị gia tăng từ 10% lên 11%; từ ngày 1/1/2020, mức thuế này sẽ tăng từ 11% lên 12%.
Nguyên nhân của đề xuất này tiếp tục được Bộ Tài chính đưa ra trong Dự thảo mới là trong bối cảnh nợ công tăng cao tại các quốc gia kể cả các nước đã phát triển, các quốc gia có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách Nhà nước theo hướng tăng cường nguồn thu từ thuế gián thu. Bộ Tài chính cũng cho rằng, xu thế tăng thuế suất giá trị gia tăng diễn ra phổ biến. Thuế suất trung bình tại các nước EU năm 2000 là 19%, đến năm 2014 mức thuế suất trung bình xấp xỉ 21,5%. Các nước OECD cũng có xu hướng tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng từ mức trung bình 18% năm 2000 lên khoảng 19% năm 2014 và hơn 19% vào năm 2016.
Với thuế TNCN, Dự thảo lần này Bộ Tài chính cũng đưa ra phương án tính thuế TNCN mới để phù hợp với thực tế, đơn giản, dễ tính toán, tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật thuế Thu nhập cá nhân thì Biểu thuế lũy tiến từng phần gồm 7 bậc với các mức thuế suất từ 5% đến 35%. Thực tế thực hiện nhiều ý kiến phản ánh cho rằng Biểu thuế lũy tiến từng phần hiện hành là không hợp lý dẫn đến nhiều vướng mắc. Việc có quá nhiều bậc, giãn cách giữa ở các bậc thấp quá hẹp dễ dẫn đến nhảy bậc thuế khi tổng hợp thu nhập vào cuối năm làm tăng số thuế phải nộp, số lượng phải quyết toán thuế tăng một cách không cần thiết trong khi số thuế phải nộp thêm không nhiều. Hơn nữa, thu nhập tính thuế ở từng bậc theo số lẻ dẫn đến khó nhớ, người nộp thuế khó khăn trong việc tự xác định số thuế phải nộp.
Vì thế, tại Dự thảo tờ trình, Bộ Tài chính đã đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập cá nhân với hai phương án tính thuế đối với thu nhập tiền lương và tiền công.
Theo phương án 1, biểu thuế suất mới với số bậc tính thuế giảm từ 7 bậc xuống 5 bậc. Theo phương án này, cá nhân có thu nhập tính thuế hiện đang ở bậc 1 sẽ không bị ảnh hưởng, các cá nhân hiện đang nộp thuế từ bậc 2 trở lên sẽ được giảm thuế so với hiện nay. Tuy nhiên, mức thuế suất lại tăng lên như bậc 2 từ 10% lên 15%, bậc 3 từ 20% lên 25%, bậc 4 từ 28% lên 30% và bậc 5 là 35%. Phương án hai, Bộ Tài chính đề xuất: bậc 1 sẽ tương ứng thuế 5%; bậc 2 sẽ áp mức thuế 10%; bậc 3 từ 10% đến 40% sẽ áp thuế 20%; bậc 4 từ 40 triệu đến 80 triệu đồng sẽ áp mức thuế 30% và bậc 5 trên 80 triệu đồng áp mức thuế 35%.