Sản phẩm thuỷ sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU nhưng khó vào siêu thị nội địa do quy định sử dụng chất kháng sinh Enrofloxacin trong Thông tư 10. Bất cập này khiến doanh nghiệp thủy sản mất cơ hội cạnh tranh tại thị trường 100 triệu dân.
Theo VASEP, hàng thủy sản đang bị ách tắc tại các điểm chốt vào tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp vì yêu cầu tài xế giấy PCR âm tính với COVID-19. Quy định này gây tình trạng hàng thủy sản kẹt cảng, kẹt kho lạnh, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 4 tháng đầu năm tăng trưởng khả quan. Tuy nhiên ngành khai thác thủy sản thực hiện tốt Đạo luật bảo vệ động vật có vú dưới biển của Mỹ bởi nếu vi phạm Đạo luật, quốc gia này có thể dừng nhập khẩu thủy sản, đại diện Tổng cục Thủy sản cho biết.
Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt gần 1 nghìn tấn, trị giá hơn 4 tỷ USD, tăng 13% về lượng và tăng 12,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt trong tháng 5, đặc biệt ở thị trường Mỹ, EU. VASEP dự báo nhu cầu đối với mặt hàng cá ngừ nguyên liệu chế biến, cá ngừ đông lạnh tại các thị trường có xu hướng tăng nhanh.
Trong khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ, EU tăng trưởng dương thì xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong tháng 4, 5 liên tiếp giảm mạnh do nước này thắt chặt kiểm tra virus SARS-CoV-2 đối với hàng thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu.
Cơ quan điều tra đã đưa quyết định truy nã đối với ông Lưu Bách Thảo, cựu Tổng Giám đốc CTCP Việt An đồng thời đã khởi tố và đưa ra lệnh tạm giam đối với ông Ngô Văn Thu, Tổng Giám đốc công ty.
Hiện nay, hệ thống kho lạnh chưa đáp ứng được nhu cầu bảo quản nên mặt hàng rau quả xuất khẩu vẫn dưới dạng thô, tươi sống là chính. Do đó, các chuyên gia cho rằng sẽ khó hoàn thiện chuỗi giá trị nếu yếu kho lạnh.
"Nếu không làm tốt việc quản lý đội tàu thì rất khó có thể gỡ được thẻ vàng, thậm chí là bị thẻ đỏ. EU cho biết nếu còn tàu vi phạm thì không nói đến chuyện gỡ thẻ vàng", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết.
Nhu cầu nhập khẩu thủy sản ở EU bùng nổ sau khi kiểm soát dịch COVID-19 trong khi ngành thủy sản Ấn Độ và nhiều nước đang lao đao vì dịch. Cùng với lợi thế từ EVFTA, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam không nên bỏ lỡ cơ hội này.
Doanh số Thực phẩm Sao Ta tiếp tục ghi nhận mức tăng 17% so với cùng kỳ. Mặc dù vậy, trước thực trạng chi phí logistics trên toàn thế giới vẫn ở mức cao cùng với chi phí nhân công tăng do dịch bệnh, lợi nhuận của Sao Ta có thể vẫn tiếp tục sụt giảm.
Việc giá lương thực toàn cầu tăng 10 tháng liên tiếp giúp doanh nghiệp kinh doanh gạo, đường và phân bón của Việt Nam hưởng lợi. Ngược lại, doanh nghiệp sản xuất sữa, thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi, thuỷ sản và dầu thực vật lại chịu tác động không nhỏ.
Trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu thủy sản đạt gần 680 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở chiều ngược lại, giá trị xuất khẩu thủy 4 tháng đầu năm 2021 đạt 2,39 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.