|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Thương mại điện tử Việt Nam - 'Miếng bánh' ngon nhưng liệu có dễ 'nuốt' với Amazon

07:15 | 23/03/2018
Chia sẻ
Amazon đang tìm cách phát triển tại thị trường Việt Nam nhưng sẽ phải đối mặt với những khó khăn về hậu cần và nhiều đối thủ cạnh tranh khác.
amazon gia nhap thi truong viet nam lieu co de dang Không riêng gì Amazon, Alibaba đang toan tính với 'mỏ vàng' thương mại điện tử Đông Nam Á
amazon gia nhap thi truong viet nam lieu co de dang [Infographic] Amazon - Alibaba, ai sẽ thắng trong cuộc chiến thương mại điện tử
amazon gia nhap thi truong viet nam lieu co de dang Amazon mang 'tham vọng' gì đến Việt Nam?

Jeff Bezos - Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Singapore giữ vị trí số 1 trong cuộc bầu chọn người giàu nhất thế giới gần đây của tạp chí Forbes.

Mới đây, việc Amazon hợp tác với Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam – Vecom sẽ đánh đấu bước tiến đầu tiên của sự gia nhập vào nền kinh tế mới nổi với dân số ngày càng gia tăng, Nikkei Asian Review đưa tin.

amazon gia nhap thi truong viet nam lieu co de dang
(Ảnh minh họa)

Amazon sẽ xâm nhập vào thị trường Việt Nam bằng các loại hình dịch vụ của mình, không đòi hỏi phải có các trung tâm phân phối hoặc hàng tồn kho. Nếu mọi việc trở nên thuận lợi, tập đoàn sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng để mở rộng thị phần, giống như ở Nhật và các thị trường lớn khác của châu Á.

Mua sắm trực tuyến vừa mới hiện diện ở Việt Nam và còn nhiều dư địa phát triển. Theo Bộ Công thương, thị trường thương mại điện tử địa phương dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi về quy mô lên 10 tỉ đô la vào năm 2020 từ mức 5 tỷ USD vào năm 2016. Tổng sản phẩm quốc nội/người đã tăng lên đến 4.000 - 5.000 USD tại Hà Nội và TP HCM. Điện thoại thông minh và truy cập Wi-Fi đang trở nên phổ biến và vùng phủ sóng mạng di động 4G đang mở rộng trong nước.

Thúc đẩy thương mại là một lợi thế. Nhờ đó, Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường với các nước thành viên như Nhật Bản, Singapore Australia và ngược lại. Cộng đồng kinh tế ASEAN hiện đã loại bỏ gần như toàn bộ thuế quan trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và đang đẩy nhanh các thủ tục hải quan. Điều này giúp cải thiện vị trí của Việt Nam làm cơ sở phân phối hàng hoá cho Campuchia, Thái Lan và các quốc gia khác.

Tất cả điều này đang diễn ra đối với những tập đoàn công nghệ Trung Quốc như: Tập đoàn Alibaba Holding thúc đẩy Lazada hoạt động tại nhiều thị trường Đông Nam Á, trong khi Tencent Holdings bao gồm Tiki và Shopee, đang thành công với dịch vụ vận chuyển miễn phí.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tuấn Hà - Giám đốc điều hành của Tập đoàn logistics Vinalink cho rằng Amazon không dễ dàng "nhập" thị trường Việt Nam vì phải cạnh tranh với khoảng 1 triệu người bán hàng Việt Nam.

Hiện tượng này phản ánh sự không tin tưởng vào các nhà cung cấp trực tuyến ở Việt Nam, đặc biệt khi mua những mặt hàng đắt tiền. Ở một quốc gia có ít hơn 10% dân số có thẻ tín dụng, thanh toán cho mua hàng trực tuyến thường bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Mặt khác, cơ sở hạ tầng của Việt Nam là một thách thức đối với Amazon. Hệ thống giao thông chưa tốt có thể khiến các phương tiện vận chuyển gặp nhiều khó khăn khi vận chuyển hàng hóa.

Nhưng với người tiêu dùng trung lưu chi tiêu nhiều hơn vào nhà cửa, xe hơi, đồ gia dụng và mua bán vé lớn khác, việc mở rộng thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt Nam giống như một cược chắc chắn. Vì vậy, cũng một cuộc chiến giữa Amazon và Alibaba để chiếm ưu thế trong thị trường đầy hứa hẹn này.

Nhật Huyền