Thuế quan không còn là vấn đề lớn nhất của Bắc Kinh trong thương chiến với Mỹ
Hai tuần làm nên điều khác biệt
Cách đây hai tuần, các học giả như "ngồi trên đống lửa" về những diễn biến mới nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, khi Tổng thống Donald Trump tăng thuế để đáp trả thuế quan trả đũa của Bắc Kinh, và gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell là kẻ thù.
Cùng với đó, chỉ số Dow giảm mạnh 623 điểm trong khi Nasdaq chốt phiên giao dịch với mức giảm 3%.
Tuy nhiên, hiện tại, có vẻ như sự lạc quan về một thỏa thuận thương mại đã trở lại.
Các cuộc đàm phán chính thức mới giữa Mỹ và Trung Quốc đã được công bố vào tháng tới, và thậm chí có những nguồn tin cấp cao của Trung Quốc gợi ý về một sự đột phá có thể xảy ra tại các cuộc họp sắp tới.
Theo CNBC, có vẻ như không phải chính quyền Washington đã làm gì đó để cải thiện cảm nhận của thị trường. Hiện tại, những thông tin tích cực hơn và thông điệp từ Trung Quốc là nguyên nhân của sự lạc quan này.
Điều gì đã dẫn tới sự thay đổi đột ngột trong các phát ngôn từ Bắc Kinh?
Đó không phải là đợt thuế quan mới có hiệu lực khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vướng vào cuộc chiến thuế quan trong hơn một năm.
Không phải là các báo cáo kinh tế; với số liệu đã quá biến động trong thời gian gần đây để buộc phải đưa ra những động thái mạnh mẽ. Nó cũng không phải là vấn đề liên quan tới Hong Kong.
Theo thời gian của sự thay đổi về ngữ điệu, có vẻ như những gì mà sự tạo ra sự khác biệt là nhận thức ở cả hai phía rằng có một cách khác mà cuộc chiến thương mại này có thể kết thúc, và cái kết tiềm tàng đó là điều mà Mỹ rất không muốn mất.
Sự kết thúc thay thế đó được tóm tắt trong một từ: tách rời.
Sự tách rời này khá khác biệt so với bất kì nỗ lực nào của Mỹ nhằm khiến Trung Quốc mở cửa kinh tế hơn cho các công ty Mỹ. Thay vào đó, nó tập trung vào việc giảm sự phụ thuộc rất lớn của Mỹ vào Trung Quốc đối với nhu cầu sản xuất khổng lồ của họ.
Ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc không khép quá chặt với rất nhiều hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, một lập luận mạnh mẽ đã được đưa ra từ lâu rằng Mỹ cần phải đa dạng hóa các nguồn hàng nhập khẩu.
Mặc dù việc tìm kiếm những nguồn cung mới này sẽ không nhất thiết tác động gì để làm mất cân bằng thương mại của Mỹ, nhưng sẽ làm giảm rủi ro của sự gián đoạn lớn đối với nền kinh tế Mỹ dựa trên các tranh chấp hoặc vấn đề khác liên quan đến một quốc gia nước ngoài.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự buổi gặp mặt song phương bên lề hội nghị G20 diễn ra tại Osaka, Nhật Bản hồi tháng 6/2019. Ảnh: Getty Images.
Điều gì đã xảy ra từ ngày 23/8 đến tuần này?
Nhờ một số tin tức lớn về Google, thế giới đã nhận được thông báo rõ ràng nhất rằng việc tách rời giữa Mỹ và Trung Quốc đã đi từ lí thuyết đến điều gì đó thực sự đang diễn ra.
Chỉ 5 ngày sau khi chiến tranh thương mại bùng nổ, Nikkei hôm 28/8 cho biết Google sẽ chuyển sản xuất điện thoại thông minh Pixel từ Trung Quốc sang Việt Nam bắt đầu từ năm nay và công ty cũng đang tìm cách chuyển một số đơn vị lắp rắp loa thông minh sang Thái Lan.
Google cũng không phải công ty đầu tiên của Mỹ công bố rời khỏi Trung Quốc; hơn 50 tên tuổi lớn khác đã chuyển đi hoặc thu nhỏ qui mô. Tuy nhiên, thời điểm Google công bố kế hoạch và tác động của nó đối với Bắc Kinh là điều không thể bị bỏ qua.
Cần lưu ý là việc tách rời, ngay cả khi xu hướng tiếp tục, cũng không nhất thiết là một lực thúc đẩy cho nền kinh tế Mỹ.
Điều đó không có nghĩa số việc làm tại Mỹ sẽ gia tăng, khi động thái chuyển tới Việt Nam và Thái Lan của Google đã rõ ràng.
Thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc cũng không làm cho nước Mỹ giàu có hơn hoặc trực tiếp phát triển nền kinh tế, bất kể Nhà Trắng nói gì.
Sự tách rời được hiểu rõ nhất là lợi ích an ninh quốc gia, trái ngược với kích thích kinh tế.
Đối với Trung Quốc, việc tách rời hơn nữa sẽ là một kịch bản kinh hoàng. Mỹ vẫn là thị trường tiêu dùng số một thế giới, và Mỹ đang tìm cách thu mua ở các nước xung quanh.
Bắc Kinh cần đưa ra một số loại đề nghị để làm chậm xu hướng này hoặc tại bàn đàm phán thương mại hoặc trong một thỏa thuận nào đó với các nhà sản xuất Mỹ vẫn còn ở Trung Quốc.
Trong khi đó, những lợi ích từ đa dạng hóa thương mại của Mỹ và sức mạnh kinh tế vẫn đang tiếp diễn của Mỹ đang mang lại cho chính quyền ông Trump món quà về thời gian.
Điều này trái ngược với sự khôn ngoan thông thường rằng Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình có lợi thế về thời gian so với Tổng thống Trump, người được cho là cần một thỏa thuận thương mại trước cuộc bầu cử vào năm tới.
Nó cũng khác hoàn toàn với khái niệm rằng Mỹ cần phải giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại bằng cách loại bỏ các rào cản bảo hộ lớn của Trung Quốc.
Cuối cùng, chỉ đơn giản tìm kiếm lo ngại an ninh của Mỹ trên các lợi ích kinh tế trước mắt có thể là điểm mấu chốt của cuộc chiến thương mại kéo dài này.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/