|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Thói quen chống luật của các tập đoàn công nghệ và mối nguy đối với nước Mỹ

07:48 | 27/12/2019
Chia sẻ
Uber, Facebook, Google, Lyft là những tập đoàn công nghệ nổi tiếng trong việc vận động hành lang để ngăn chặn những luật bất lợi đối với họ.

Tháng trước, sau một cuộc chiến vận động hành lang dữ dội, Bang California đã thông qua một luật có khả năng dẫn đến việc buộc các công ty trong "nền kinh tế gig", như là Uber, coi đối tác tự do của họ như người lao động có hợp đồng. 

Quyền phủ quyết bằng tiền của các "đại gia"

Sau khi thất bại trong cuộc vận động để duy trì một ngoại lệ cho các tài xế Uber, trưởng ban pháp chế của Uber, ông Tony West (cựu quan chức dưới thời Tổng thống Obama), đã thông báo Uber không tin luật sẽ được áp dụng đối với công ty. 

Sự thiếu tôn trọng pháp luật không phải là điều đáng ngạc nhiên tại Uber. Ngay từ đầu, các nhà lãnh đạo Uber đã thường xuyên coi luật pháp như là thứ để thách thức, chứ không thứ để tuân thủ. Tại một thời điểm năm 2017, Uber là mục tiêu của 5 cuộc điều tra hình sự riêng biệt.

Thói quen chống luật của các tập đoàn công nghệ và mối nguy đối với nước Mỹ - Ảnh 1.

Những người biểu tình phản đối mức thù lao rẻ mạt của tài xế Uber ở London. Ảnh: TRT World

Thông báo của ông West phản ánh một đặc điểm quan trọng tại Uber và trong các doanh nghiệp Mỹ nói chung. Trước thềm năm 2020, nước Mỹ đang trở lại những năm 1920: Nếu bạn có quyền lực lớn trong kinh doanh hoặc chính trị, pháp luật dường như ngày càng trở nên không bắt buộc.

Sự thiếu tôn trọng pháp luật của những tập đoàn công nghệ lớn đang thúc đẩy một phản ứng chính trị mạnh mẽ, thường được gọi là "techlash". Pháp luật cho "nền kinh tế gig" tồn tại để chủ yếu giải quyết việc Uber đối xử với người lao động theo hai cấp độ.

Một cấp độ dành cho những tài xế làm việc, còn cấp độ kia là những nhà quản lí kiểm soát chiến lược và cấu trúc.  Hồi đầu năm nay, Uber đã đơn phương giảm 25% thù lao đối với các tài xế của công ty tại thành phố Los Angeles, dẫn đến một cuộc đình công. 

Trong khi đó, cựu tổng giám đốc Uber, ông Travis Kalanick – người buộc phải rời khỏi vai trò lãnh đạo sau khi dung túng văn hóa doanh nghiệp quấy rối tình dục trong công ty – vẫn là một tỷ phú. 

Luật dành cho "nền kinh tế gig mới mà nghị viện California phê chuẩn là một phản ứng mang tính dân chủ cho tình trạng không công bằng này.

Tuyên bố của ông West là đáng chú ý bởi  thứ mà nó ám chỉ về các thể chế dân chủ. Uber vận động chống lại pháp luật, sẽ ra Tòa để đấu tranh với pháp luật đồng thời từ chối áp dụng luật cho chính các tài xế công ty và ngay cả khi luật được thông qua bởi nghị viện, họ vẫn cố gắng để đàm phán với thống đốc.

Điều quan trọng hơn là West nói rằng Uber và Lyft "đã chuyển 60 triệu USD vào tài khoản ủy ban chiến dịch tranh cử" để thực hiện sáng kiến bỏ phiếu chốngluật lao động mới của California. Uber và Lyft đang áp đặt một "quyền phủ quyết bằng tiền" đối với ý chí của các nhà lãnh đạo dân cử.

Thói quen "chống luật đến cùng"

Việc các nhà lãnh đạo ở Thung lũng Silicon đang chọn cách để tranh cãi luât pháp không phải là điều bất thường. Cả Google và Facebook đều từng kí các nghị định với Ủy ban Thương mại Liên bang năm 2011 về các vi phạm quyền riêng tư. 

Ngoài khoản tiền phạt 5 tỷ USD từ FTC, Facebook còn bị buộc tội lừa dối các nhà quản lý Châu Âu trong suốt quá trình mua ứng dụng Whatsapp. Họ cũng nhận một khoản phạt khiêm tốn từ các chính phủ Châu Âu. 

Các cơ quan hành pháp đang điều tra Facebook để tìm hiểu xem liệu việc mua bán của những đối thủ cạnh tranh như là Instagram và Whatsapp trong thập kỷ qua có hợp pháp hay không. 

Là tập đoàn không hề xa lạ với những tranh cãi, Google vừa phải trả một khoản phạt 170 triệu USD cho cáo buộc thao túng và theo dõi trẻ em. 

Những tập đoàn khổng lồ ở Thung lũng Silicon là những tổ chức ấn định xu hướng của xã hội. Khi Uber có thể đe dọa luật, hoặc Facebook, Google bị phạt mà không có hậu quả nào đối với giá cổ phiếu hoặc mô hình kinh doanh của họ, tính hợp pháp của nền dân chủ bị đe dọa. Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng như thế.

Cửu Dương