|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thỏa thuận Mỹ-Trung giai đoạn một: Căng thẳng thuế quan tạm lắng dịu, tranh chấp công nghệ vẫn còn nguyên

21:08 | 20/12/2019
Chia sẻ
Thị trường có thể cho rằng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã xuống thang vì thỏa thuận giai đoạn một dường như sẽ giảm bớt các rủi ro liên quan đến tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn một nhân tố khó đoán trước khác: các lệnh hạn chế công nghệ Washington có thể áp lên Trung Quốc trong tương lai.
d325a78c3f0ab5dc9c21a21f8d480e17

Ảnh minh họa: Getty Images

Người đưa ra nhận định trên là ông Shaun Roache, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của S&P Global Ratings. Theo ông, bất kì nước nào giành chiến thắng về công nghệ cũng sẽ thống trị thế giới.

"Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy Mỹ tiến hành một số biện pháp phi thuế quan vào năm tới, đặc biệt ở lĩnh vực công nghệ. Điều đó có thể gây ra nhiều bất ổn và lo ngại hơn trong năm 2020", CNBC dẫn lời ông Roache cho hay.

Nhà kinh tế này cho biết biện pháp trừng phạt có thể bao gồm các lệnh kiểm soát xuất khẩu nhất định đối với một số lĩnh vực cụ thể cũng như hạn chế khả năng doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài và tiếp cận công nghệ họ cần.

Theo ông Roache, các biện pháp trừng phạt này sẽ khiến Trung Quốc khó phát triển chuỗi cung ứng công nghệ của riêng họ.

Bắc Kinh và Washington đã đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn một. Đây được cho là yếu tố thay đổi nền kinh tế toàn cầu khi mà thị trường chứng khoán Mỹ tăng lên mức cao kỉ lục mới, tuy nhiên ông Roache cho hay thương mại chỉ là một phần của cuộc chiến.

"Về khía cạnh thuế quan, thỏa thuận giai đoạn một đã giảm bớt một số rủi ro leo thang căng thẳng cho năm 2020", ông nói.

"Còn công nghệ là một khía cạnh khác của mối quan hệ song phương Mỹ - Trung, các biện pháp trừng phạt trên lĩnh vực công nghệ phức tạp hơn nhiều. Đây là lĩnh vực có rủi ro leo thang căng thẳng cao hơn và chúng tôi cho rằng tác động dài hạn sẽ lớn hơn đáng kể", ông nói thêm.

Ngành công nghệ Trung Quốc đã rơi vào cuộc tranh chấp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, khi mà gã khổng lồ công nghệ Huawei trở thành một quân cờ mặc cả. CFO Mạnh Vãn Chu của Huawei vẫn bị giam giữ tại Canada theo yêu cầu của Washington vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Washington đã đưa hãng sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc này vào danh sách đen, hạn chế họ tiếp cận công nghệ Mỹ.

Trước khi bắt giữ CFO Mạnh Vãn Chu, chính quyền Tổng thống Trump khẳng định Huawei gây ra rủi ro về an ninh quốc gia vì thiết bị mạng của hãng có thể được Bắc Kinh sử dụng cho mục đích gián điệp. Huawei đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc này.

Trong khi đó, một ủy ban của chính phủ Mỹ đã liên lạc với ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng video TikTok, vì lo ngại rằng việc họ mua lại ứng dụng Musical.ly có thể gây ra rủi ro an ninh quốc gia.

Sau khi trở nên phổ biến trên toàn cầu, TikTok hiện đang bị kiểm soát gắt gao vì kiểm duyệt video một nhà hoạt động xã hội Mỹ chỉ trích chính phủ Trung Quốc cũng như bị điều tra về việc giao nộp dữ liệu người dùng cho chính phủ.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khả Nhân