|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng lớn nhất lịch sử là đúng đắn?

15:35 | 16/07/2020
Chia sẻ
Trong một báo cáo về thị trường dầu mỏ mới nhất, OPEC cho rằng “Sự hợp tác lịch sử giữa các quốc gia thành viên OPEC và OPEC+ đã giúp thị trường dầu mỏ toàn cầu và nền kinh tế thế giới vượt qua những thách thức chưa từng có gần đây”.

Theo trang Oilprice.com, tỉ lệ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ tăng mạnh vào tháng 6 giúp thắt chặt thị trường dư cung.

Việc tăng cường tuân thủ thỏa thuận thúc đẩy sự tin tưởng và gắn kết giữa các thành viên OPEC+ trước khi nới lỏng những hạn chế về nguồn cung.

OPEC+ được dự đoán sẽ tăng sản lượng vào tháng 8 tới. Theo Bloomberg, Nga, Saudi Arabia và các nước khác trong OPEC+ có ý định thảo luận việc tăng sản lượng khai thác dầu kể từ tháng 8.

Hai công ty dầu khí hàng đầu của Nga đang chuẩn bị tăng sản lượng vào tháng tới trong trường hợp nếu không có hướng dẫn khác từ Bộ Năng lượng, theo thông tin từ những người có liên quan trong ngành công nghiệp năng lượng.

Sự gia tăng nguồn cung dầu mỏ sẽ diễn ra khi tình hình đại dịch COVID-19 vẫn khá phức tạp. Mỹ đang đấu tranh để kiểm soát các đợt bùng phát, nhiều bang ở Mỹ cũng ngừng mở cửa trở lại. Bên cạnh đó, thành phố lớn thứ hai ở Australia đã phong tỏa trở lại trong tuần trước.

Arab Saudi đánh giá cao nỗ lực của Iraq và Nigeria trong việc tuân thủ thỏa thuận cắt giảm lượng hồi tháng 6, chỉ vài tuần sau khi Arab Saudi đổ lỗi cho hai quốc gia này bơm dầu quá mức hạn ngạch cam kết, thậm chí có thể khơi mào cuộc chiến giá dầu mới.

Trong một báo cáo về thị trường dầu mỏ mới nhất, OPEC cho rằng “Sự hợp tác lịch sử giữa các quốc gia thành viên OPEC và OPEC+ đã giúp thị trường dầu mỏ toàn cầu và nền kinh tế thế giới vượt qua những thách thức chưa từng có gần đây”.

Iraq đã cắt giảm sản lượng khoảng 450 nghìn thùng/ngày và Nigeria giảm 88 nghìn thùng/ngày.

Arab Saudi đã cắt giảm thêm 923 nghìn thùng/ngày trong tháng 6, giảm sản lượng xuống còn 7,55 triệu thùng/ngày.

Tháng 6, OPEC đã bơm 22,7 triệu thùng/ngày. Đây là mức sản lượng thấp nhất trong nhiều thập kỉ.

Tuy nhiên những ngày gần đây báo chí đã chỉ ra rằng OPEC+ bắt đầu nới lỏng thỏa thuận cắt giảm sản lượng, từ 9,7 triệu thùng/ngày còn 7,7 triệu thùng/ngày từ tháng 8, bất chấp nguy cơ đe dọa về một làn sóng COVID-19 mới bởi nhiều quốc gia muốn tăng sản lượng do áp lực ngân sách lớn.

Công ty Standard Chartered cho hay “Thỏa thuận cắt giảm sản lượng nên được kéo dài cho đến tháng 10 vì một vài lí do, nhưng hơn hết là để duy trì mối liên kết giữa các thành viên OPEC+ và giữ tỉ lệ tuân thủ ở mức cao”.

Các công ty khác lại tán thành quyết định nới lỏng thỏa thuận của OPEC+ đúng như kế hoạch.

Công ty tư vấn ClearView Energy Partners cho rằng “Chúng tôi không biết trước được rằng việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ hết hạn vào cuối tháng 7 nhờ vào cán cân cung/cầu dần được cải thiện. Chúng tôi chỉ quan tâm đến tốc độ và mức độ phục hồi của nhu cầu”.

Dịch COVID-19 vẫn đang bùng phát tại 16 quốc gia, những nước mà chiếm 70% nhu cầu dầu toàn cầu.

Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch cho biết “Nền kinh tế đóng cửa trở lại ở các thị trường lớn như  California, Texas và Florida. Dịch COVID-19 cũng lây lan ở các khu vực khác trên thế giới. Sự phục hồi nhu cầu dầu ở các nền kinh tế mới nổi cũng trở nên chậm chạp”.

Louise Dickson, nhà phân tích thị trường dầu mỏ của Risead cho biết “Nếu OPEC+ tiến hành nới lỏng cắt giảm sản lượng thì không có gì đáng ngạc nhiên bởi đây là kế hoạch ngay từ đầu của họ và nó hẳn đã được định giá”.

Tuy nhiên không xác định được những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Công ty Standard Chartered cho rằng giá dầu đang “mắc kẹt” giữa hai luồng đối lập của thị trường, một là những tin tức tiêu cực về dịch COVID-19 và hai là thực tế giá dầu đang ở mức thấp không bền vững.

Ngành dầu đá phiến của Mỹ đã không thu được lợi nhuận trong nhiều năm và hầu như không có cơ hội tăng trưởng với giá ở mức 40 USD/thùng. 

“Điều đó có nghĩa giá dầu cần phải sớm tăng lên hơn 50 USD/thùng để ổn định nguồn cung” Standard Chartered nhận định.

Theo quan điểm của Standard Chartered, giá dầu WTI có khả năng sẽ ở mức 60 USD/thùng.

H.Mĩ

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.