Giá xăng dầu tuần tới: Đà tăng có thể giữ vững nhờ triển vọng phục hồi của nhu cầu dầu mỏ
Chốt phiên cuối tuần (10/7), giá dầu thô WTI giao dịch tại New York tăng 94 cent, tương đương 2,3%, ở mức 40,56 USD/thùng. Giá dầu Brent giao dịch tại London tăng 92 xu, tương đương 2,1%, ở mức 43,27 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, giá dầu WTI tăng 0,7% trong khi giá dầu Brent tăng 1%.
IEA cho biết số lượng giàn khoan dầu của Mỹ đã giảm nhẹ xuống còn 181 giàn khoan trong tuần trước và việc phát triển vắc-xin ngừa COVID-19 có nhiều tiến bộ.
Gilead Science vào ngày 10/7 đã công bố vắc-xin chống virus corona - Remdesivir - có khả năng giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 lên tới 62%.
Biontech cũng đưa ra những tin tức tích cực trong cuộc đua chế tạo vắc-xin. CEO Ugur Sahin tuyên bố loại vắc-xin ngừa COVID-19 của công ty sẽ sẵn sàng để phê duyệt vào tháng 12, theo Wall Street Journal.
Nhận định về nhu cầu dầu thô
Số liệu thống kê mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy mức tiêu thụ dầu thô nhiều hơn có thể giúp tái cân bằng thị trường trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát trở lại.
Trong khi đó, OPEC cho rằng sản lượng cao hơn từ cuối tháng 8 có thể dẫn đến một cuộc chiến giá cả.
IEA có trụ sở tại Paris đã tăng dự báo nhu cầu dầu thô lên 92,1 triệu thùng/ngày trong tuần này, tăng 400.000 thùng/ngày so với dự báo của tháng trước, sau khi trích dẫn mức giảm tiêu thụ quí II thấp hơn dự kiến.
IEA là một trong những động lực cho việc giá dầu tăng trong tuần này. Việc nâng mức dự báo nhu cầu dầu mỏ của cơ quan này gây ra mâu thuẫn với OPEC và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ - những tổ chức quyết tâm giữ giá dầu thô ổn định trong mọi điều kiện.
Việc IEA dự báo triển vọng tích cực cho nhu cầu dầu mỏ khi thế giới vẫn bị kìm hãm bởi lo ngại về suy thoái kinh tế do sự bùng phát của COVID-19 đang gây sửng sốt.
Một nguồn tin cho hay liên minh các nhà sản xuất dầu thô do Saudi Arabia dẫn đầu đã thúc đẩy OPEC và các bên liên quan để tăng sản lượng dầu, bắt đầu từ tháng 8.
Các quan chức cho biết trở ngại xuất hiện trong bối cảnh có dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang trở lại mức bình thường sau khi lệnh phong tỏa được áp đặt.
Vào tháng 4, OPEC cùng các nước đối tác, còn được gọi là OPEC+ đã nhất trí cắt giảm 9,7 triệu thùng dầu/ngày trong thời gian hai tháng từ tháng 5 đến tháng 6 năm nay.
Hiện nay, theo đề xuất của Saudi Arabia, OPEC + sẽ nới lỏng 2 triệu thùng/ngày xuống còn 7,7 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, sự gia tăng các ca nhiễm virus corona mới ở Mỹ đã kìm hãm khả năng về sự phục hồi nhanh chóng của mức tiêu thụ nhiên liệu, ngay cả khi việc phát triển vắc-xin đạt được tiến bộ.
Sự gia tăng đột biến về các trường hợp tử vong xảy ra tại hai tiểu bang đông dân nhất là California và Texas.