|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường thép Trung Quốc chịu áp lực tồn kho tăng cao

11:41 | 22/08/2023
Chia sẻ
Tồn kho thép cây tại phía đông Hàng Châu tính đến ngày 18/8 tăng khoảng 15% so với đầu tháng 7 và tăng 50% so với một năm trước đó. Trong khi đó, tồn kho thép dài ở phía bắc Bắc Kinh - chủ yếu là thép cây và thép cuộn - vẫn thấp hơn khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 22% so với đầu tháng 7.

Theo S&P Global Commodity, thị trường thép của Trung Quốc đang phải chịu áp lực trong tháng 8 do hoạt động sản xuất thép không có dấu hiệu chậm lại, trong khi đó, nhu cầu vẫn thấp. Một số người tham gia thị trường cho rằng lượng thép cắt giảm bắt buộc theo chính sách về môi trường của Chính phủ trong mùa đông tới sẽ ít hơn so với năm 2022.

Công suất sử dụng lò cao của Trung Quốc đã tăng từ ngày 14 đến ngày 18/8 lên khoảng 92%, từ mức 90% vào cuối tháng 7 và 84% một năm trước đó.

Dữ liệu của Cục Thống kê cho thấy Trung Quốc đã sản xuất 626,51 triệu tấn thép thô trong 7 tháng đầu năm, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước.

Một số nguồn tin cho biết chính quyền tỉnh Hà Bắc và Giang Tô, trung tâm sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc, có thể đã thông báo cho các nhà máy lớn của địa phương về việc giảm sản lượng. Tuy nhiên, một số nhà máy khác trong khu vực lại không nhận được bất kỳ thông tin chính thức nào về việc này này. 

Một công ty thép cho biết: “Chúng tôi vẫn tin rằng một số nhà máy lớn của Trung Quốc sẽ phải bắt đầu giảm sản lượng vào tháng 9 hoặc tháng 10, nhưng vẫn chưa rõ mức độ cắt giảm tổng sản lượng thép của Trung Quốc sẽ thực sự được thực hiện trong thời gian còn lại của năm”.

Do lập trường mơ hồ của chính phủ về kiểm soát sản lượng thép trong năm nay, chủ yếu là do tăng trưởng kinh tế chậm, một số thương nhân dự báo việc cắt giảm sản lượng thép bắt buộc theo yêu cầu của Chính phủ sẽ chỉ ở quy mô nhỏ hơn so với năm 2022 và nhắm mục tiêu vào những khu vực nhạy cảm với môi trường. Triển vọng đã làm sứt mẻ tâm lý thị trường.

Các nguồn tin cho biết sản xuất thép của Trung Quốc tăng mạnh và nhu cầu yếu trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản tăng trưởng chậm chạp, cùng với điều kiện thời tiết không thuận lợi trên cả nước đã dẫn đến sự gia tăng lượng thép tồn kho kể từ đầu tháng 7.

Tồn kho thép cây tại phía đông Hàng Châu tính đến ngày 18/8 tăng khoảng 15% so với đầu tháng 7 và tăng 50% so với một năm trước đó. Trong khi đó, tồn kho thép dài ở phía bắc Bắc Kinh - chủ yếu là thép cây và thép cuộn - vẫn thấp hơn khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 22% so với đầu tháng 7.

Tồn kho thép cuộn cán nóng (HRC) tính đến giữa tháng 8 tại Thượng Hải, miền đông Trung Quốc, tăng 28% so với đầu tháng 7 và tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, giá thép cây và thép HRC tại thị trường nội địa Trung Quốc lần lượt giảm 144 Nhân dân tệ/tấn (19,7 USD/tấn) và 190 Nhân dân tệ/tấn so với cuối tháng 7 xuống còn 3.722 Nhân dân tệ/tấn và 3.900 Nhân dân tệ/tấn vào ngày 18/8, theo dữ liệu của S&P Global Commodity Insights.

 Số liệu: Investing (H.Mĩ tổng hợp)

 

  Số liệu: Investing (H.Mĩ tổng hợp)

Một thương nhân miền nam Trung Quốc cho biết: “Ngay cả khi một số nhà máy có thể cắt giảm sản lượng lượng từ tháng 9, tôi nghĩ giá thép khó lòng tăng đáng kể, vì đầu tư bất động sản suy giảm và việc khởi công xây dựng nhà mới sẽ làm suy yếu sự phục hồi nhu cầu theo mùa”.

Giá quặng sắt giao sau ở Đại Liên và Singapore tăng trong phiên giao dịch hôm thứ Hai (21/8) lên mức cao nhất trong ba tuần do tâm lý các nhà giao dịch tích cực hơn trước thông tin các nhà máy thép ở tỉnh sản xuất thép lớn của Trung Quốc vẫn chưa thực hiện cắt giảm sản lượng. Đồng thời các đợt triển khai kích thích tiền tệ mới nhất của chính phủ cũng góp phần giúp thị trường lạc quan hơn, theo Reuters. 

Hợp đồng quặng sắt giao trong tháng 1/2024 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc đã đóng cửa phiên giao dịch hôm 21/8 tăng gần 1% lên mức 777 nhân dân tệ (106,35 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 26/7.

Giá quặng sắt giao trong tháng 9 trên Sàn giao dịch Singapore tăng 0,56% ở mức 107,45 USD/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 31/7.

H.Mĩ