|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường ngoại hối hôm nay 5/5: Quan chức chính phủ Mỹ xoa dịu căng thẳng, đồng USD mất điểm

19:50 | 05/05/2020
Chia sẻ
Trên thị trường ngoại hối hôm nay, đồng USD đã giảm điểm so với các đồng tiền tệ mạnh khác khi một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Trump cố gắng xoa dịu căng thẳng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới về việc xử lí đại dịch COVID-19.

Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay

Hôm nay (5/5), vào lúc 18h35 giờ Việt Nam có 5/10 cặp tiền tệ cơ bản giảm điểm và 5 cặp còn lại tăng điểm.

 Thị trường ngoại hối hôm nay 5/5: Quan chức chính phủ Mỹ xoa dịu căng thẳng, đồng USD mất điểm - Ảnh 1.

Tỷ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản. (Nguồn: Investing.com)

Trong đó, cặp USD/CHF tăng cao nhất với mức tăng 0,65% và cặp EUR/GBP giảm mạnh nhất cũng với mức giảm 0,76%.

 Thị trường ngoại hối hôm nay 5/5: Quan chức chính phủ Mỹ xoa dịu căng thẳng, đồng USD mất điểm - Ảnh 2.

Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ. (Nguồn: Investing.com)

 Thị trường ngoại hối hôm nay 5/5: Quan chức chính phủ Mỹ xoa dịu căng thẳng, đồng USD mất điểm - Ảnh 3.

Đồng USD giảm điểm, đồng EUR vào tầm ngắm

Trong phiên giao dịch sớm hôm nay tại châu Âu, đồng USD đã giảm điểm so với các đồng tiền tệ mạnh khác khi một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Trump cố gắng xoa dịu căng thẳng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới về việc xử lí cuộc khủng hoảng mang tên COVID-19.

Vào lúc 13h45 giờ Việt Nam, chỉ số USD Index dùng để đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ giảm 0,1% xuống còn 99,51 điểm.

Ở thời điểm đó, cặp tỷ giá EUR/USD đều tăng 0,1% để lần lượt giao dịch quanh ngưỡng 1,0909 USD/EUR và 1,2458 USD/GBP. Và cặp USD/JPY giảm 0,1% xuống còn 106,66 JPY/USD.

Theo Investing.com, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Matthew Pottinger hôm 4/5 khẳng định Mỹ đang không xem xét "các biện pháp trừng phạt" chống lại Trung Quốc xoay quanh phản ứng chống dịch của nước này.

Như vậy, ông Pottinger đã đưa ra lập trường mềm mỏng hơn sau một loạt bình luận căng thẳng gần đây giữa quan chức chính phủ Mỹ và Bắc Kinh, trong đó có Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo.

Lập trường cứng rắn của chính phủ Mỹ đối với Trung Quốc trong tuần qua đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, khiến nhà đầu tư tìm đến "vịnh tránh bão" là đồng USD.

Trên thị trường ngoại hối hôm nay, nhà đầu tư cũng cần lưu tâm đến chuyển động của đồng EUR trong bối cảnh tòa án hiến pháp Đức dự kiến sẽ đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của chương trình thu mua nợ công mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang cân nhắc. Quyết định đã được công bố vào lúc 17h giờ Việt Nam nhưng chưa có thông tin cụ thể.

Theo Investing.com, tòa án Đức sẽ không phán quyết chương trình trên là bất hợp pháp và Tòa án Công lí châu Âu trước đó đã đưa ra phán quyết có lợi cho sáng kiến của ECB. Tuy nhiên, phía Đức có thể áp các lệnh hạn chế đối với sự tham gia của Ngân hàng Deutsche Bundesbank trong việc thua mua trái phiếu của ECB.

"Phán quyết của tòa án Đức có thể làm suy yếu sự gắn kết của Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh kinh tế suy giảm nghiêm trọng vì đại dịch, làm lu mờ nỗ lực hỗ trợ các nền kinh tế yếu hơn như Italy", ông Davis Marsh - Chủ tịch diễn đàn ngân hàng trung ương độc lập OMFIF, cho hay trong một lưu ý.

Ở diễn biến khác, đồng AUD đang tăng điểm tương đối với đồng USD sau khi phiên họp chính sách của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) kết thúc.

RBA đã quyết định duy trì mức lãi suất cực thấp là 0,25% trong khi Australia tiếp tục chiến đấu chống lại tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế. Mặc dù quyết định của RBA là phù hợp với dự đoán trước đó, có một nhóm thiểu số kì vọng RBA sẽ hạ lãi suất xuống còn 0,15%.

Thống đốc RBA Philip Lowe đã cảnh báo rằng Australia hiện đang trải qua giai đoạn rất khó khăn và ngay trong kịch bản cơ bản, tỉ lệ thất nghiệp có thể đạt 10% trong khi năng suất cũng giảm ở mức tương ứng.

Khả Nhân

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.