|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường ngoại hối hôm nay (14/10): Nhà đầu tư hoài nghi về đột phá trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung và Brexit

17:38 | 14/10/2019
Chia sẻ
Trên thị trường ngoại hối hôm nay, đồng USD tăng nhẹ trong khi bảng Anh trượt dài ngay đầu tuần khi nhà đầu tư hoài nghi về triển vọng của nền kinh tế thế giới sau khi nghiên cứu kĩ hơn về những đột phá trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung và Brexit.

Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay

Hôm nay (14/10), vào lúc 16h51 giờ Việt Nam có 8/10 cặp tiền tệ cơ bản giảm điểm và 2  cặp còn lại tăng điểm.

Screenshot (163)

Tỷ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản (Nguồn: Investing.com)

Trong khi đó, cặp EUR/GBP tăng cao nhất với mức tăng 0,64% và cặp GBP/JPY giảm nhiều nhất với mức giảm 0,85%.

Screenshot (164)

Tỷ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản (Nguồn: Investing.com)

Screenshot (165)

Niềm vui cạn dần, thị trường hoài nghi về đột phá trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung và Brexit

Trong phiên giao dịch hôm nay, đồng USD tăng nhẹ trong khi đồng bảng Anh (GBP) trượt dài vào đầu tuần khi nhà đầu tư hoài nghi về triển vọng của nền kinh tế thế giới sau khi nghiên cứu kĩ hơn về những đột phá được thổi phồng liên quan đến tranh chấp thương mại Mỹ - Trung và Brexit.

Theo Reuters, tâm lí thích rủi ro của nhà đầu tư tăng vọt vào hôm 11/10 sau khi Mỹ và Trung Quốc công bố lộ trình thỏa thuận thương mại giai đoạn một, trong đó bao gồm việc hoãn tăng thuế theo kế hoạch và cam kết mua thêm nông sản Mỹ của Trung Quốc.

Mặc dù vậy, các nhà phân tích của Nordea Markets vẫn cảnh báo, về cơ bản, thỏa thuận trên không có gì khác hơn một thỏa thuận "đình chiến" kéo dài một tháng.

"Chúng tôi xin cẩn trọng nhắc nhở bạn rằng một lời hứa như vậy không có giá trị gì cả, và hiện tại, chiến dịch tranh cử của ông Trump nên đi theo hướng chống Trung Quốc.

So với phương án thỏa hiệp trước Bắc Kinh, đây là lựa chọn thông minh hơn hẳn", ông Martin Enlund và nhóm phân tích của Nordea Markets nhận định.

Tác động của tranh chấp thương mại đối với Trung Quốc một lần nữa được thể hiện trong dữ liệu thương mại yếu hơn dự đoán mà Bắc Kinh công bố đêm hôm qua. Trong đó, giá trị xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm mạnh nhất kể từ năm 2016.

Ông Enlund và cộng sự lưu ý, đồng nhân dân tệ (CNY) sẽ cần phải giảm xuống ngưỡng 7,3 đổi một USD để vô hiệu hóa ảnh hưởng của thuế quan hiện có lên nền kinh tế.

Tuy nhiên, thỏa thuận giai đoạn một giữa Washington và Bắc Kinh cùng chính sách cắt giảm thuế VTA cho doanh nghiệp tại Trung Quốc vẫn đủ sức đưa tỷ giá nhân dân tệ ở thị trường nước ngoài và trong nước lên mức cao nhấ kể từ tháng 8.

Vào lúc 3h45 sáng (7h45 GMT), chỉ số USD Index dùng để đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ đã tăng 0,2% lên 98,213 điểm, cho thấy đồng USD tăng điểm so với các đồng tiền biến động lớn nhưng vẫn giảm nhẹ trước đồng JPY và đồng CHF.

Cặp tỷ giá EUR/USD có lúc tăng 0,2% lên ngưỡng 1,1019 USD.

EU không mấy mặn mà với đề xuất Brexit của Anh

Một yếu tố khác làm giảm tâm lí nhà đầu tư là phản ứng nguội lạnh của Liên minh châu Âu (EU) đối với đề xuất Brexit của Anh. Nhà đàm phán hàng đầu EU Michel Barnier được cho là đã khẳng định đề xuất của Thủ tướng Anh Boris Johnson quá rủi ro.

Sau khi ghi nhận mức tăng lớn nhất trong ngày sau hơn hai năm vào hôm 11/10, đồng GBP đã giảm hơn 0,5% so với đồng USD và đồng EUR trong phiên giao dịch sớm ở châu Âu.

Vào lúc 3h45 sáng, đồng GBP đã ở mức 1,2583 USD, sụt 0,5% trong ngày hôm nay, trong khi cặp tỷ giá EUR/GBP tăng 0,4% lên ngưỡng 0,8755.

Một bài báo đăng tải hồi cuối tuần trước chỉ rõ, ngay cả khi đề xuất của Thủ tướng Johnson được chấp thuận, nó vẫn gây ảnh hưởng đáng kể lên nền kinh tế Anh.

Yên Khê

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.