|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sự kiện thị trường ngoại hối tuần này (14/10 - 18/10): Mỹ - Trung công bố dữ liệu kinh tế quan trọng, hồi hộp theo dõi hội nghị Brexit

07:02 | 14/10/2019
Chia sẻ
Trong tuần này, thị trường ngoại hối có thể đón nhận nhiều biến động hơn khi mà hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều đồng loạt công bố dữ liệu kinh tế quan trọng. Đồng thời, hội nghị thượng đỉnh EU - Anh sẽ góp phần quyết định số phận của Brexit.

iStock-867003454

Nguồn: FXEmpire

Triển vọng thị trường ngoại hối tuần 14/10 - 18/10

Nhà đầu tư đã trải qua một tuần đầy biến động với tâm điểm là vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung và một loạt báo cáo kinh tế cùng hai biên bản cuộc họp chính sách quan trọng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Cụ thể, Tổng thống Trump vừa tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí về "giai đoạn đầu của một thỏa thuận thương mại rất lớn lao" sau hai ngày đàm phán cấp cao tại Washington, đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài hơn một năm qua.

Trong đó, Trung Quốc đồng ý mua khoảng 40 - 50 tỉ USD nông sản Mỹ để đổi lại Mỹ không tăng thuế lên 250 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 15/10 như kế hoạch đã đề ra.

Trước đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell và biên bản cuộc họp chính sách tháng 9 đều để ngỏ khả năng ngân hàng trung ương (NHTW) Mỹ hạ lãi suất trong tương lai.

Tài liệu được công bố sau cuộc họp cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) về hướng đi chính sách trong tương lai.

Biên bản họp này càng làm gia tăng mối quan ngại trên, cùng với một số nỗi lo khác rằng thị trường dường như đang kì vọng nhiều về các đợt hạ lãi suất trong thời gian tới.

Sang tuần mới, thị trường sẽ tiếp tục đón nhận thêm nhiều biến động mới từ đàm phán Brexit và dữ liệu người tiêu dùng của Mỹ.

Sự kiện thị trường ngoại hối tuần 14/10 - 18/10

Đức công bố chỉ số cảm tính kinh tế ZEW, ngày 15/10

Khảo sát trên khoảng 300 nhà phân tích và nhà đầu tư, chỉ số cảm tính kinh tế ZEW được công bố vào đầu tháng và được các nhà hoạch định chính sách châu Âu theo dõi chặt chẽ.

Sau nhiều tháng liên tục suy giảm, chỉ số này đã gây bất ngờ vào tháng 9 khi tăng lên -22.5 điểm. Tuy nhiên, con số âm vẫn thể hiện tinh thần bi quan trong cộng đồng chuyên gia và nhà đầu tư. Nhiều người dự đoán kết quả khảo sát của tháng 10 cũng không khác biệt nhiều.

Anh công bố lạm phát, ngày 16/10

Ngân hàng Trung ương Anh đã chứng kiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dao động quanh mục tiêu 2% trong vài tháng qua.

Tuy nhiên, lạm phát thường niên đã giảm xuống còn 1,7% trong tháng 8. Thống đốc Mark Carney và các đồng nghiệp có thể xem xét lại ý định tăng lãi suất nếu chỉ số CPI tiếp tục giảm.

Mỹ công bố doanh số bán lẻ, ngày 16/10

Nền kinh tế Mỹ đang phụ thuộc vào lĩnh vực tiêu dùng, vì hoạt động đầu tư và sản xuất đều đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Vào tháng 8, doanh số bán lẻ chỉ tăng khiêm tốn 0,4%, vì vậy bất kì dấu hiệu suy yếu nào từ người tiêu dùng, như được thể hiện trong một số khảo sát về tình cảm người tiêu dùng, đều có thể đè nặng lên đồng USD.

Hội nghị thượng đỉnh Anh - EU về Brexit, ngày 17/10

Các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) sẽ triệu tập một hội nghị thượng định để họp bàn giải quyết vấn đề Brexit hai tuần trước thời hạn Anh rời khỏi khối.

Liệu Thủ tướng Anh Boris Johnson có thể tìm được tiếng nói chung với EU và nếu ông thỏa hiệp với họ, chính phủ của ông có thể nhận thêm sự ủng hộ từ các thành viên đang ra sức phản đối ngay trong Đảng Bảo thủ đều là câu hỏi mở.

Việc hai bên cần làm lúc này là tìm ra giải pháp cho vấn đề đường biên giới Ireland. Ngoài kí kết một thỏa thuận, các tùy chọn khác cho Anh và EU gồm gia hạn thời hạn Brexit thêm lần nữa, hoặc Anh rời khỏi khối mà không có thỏa thuận chuyển tiếp nào.

Trung Quốc công bố GDP, ngày 18/10

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ công bố số liệu GDP trước khi kết thúc quí III ba tuần. Mặc dù nhiều người bày tỏ lo ngại về tính chính xác của số liệu, chúng vẫn có khả năng gây ảnh hưởng đến thị trường.

Nền kinh tế Trung Quốc đã chững về mức 6,2%, khá chính xác với dự đoán của Bắc Kinh. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng GDP rơi xuống dưới 6%, thế giới sẽ có thêm nhiều vấn đề phải lo.

Yên Khê

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.