|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (12/7): Giá cà phê tiếp tục giảm trong tháng 6, Trung Quốc hạ dự báo nhập khẩu đậu tương

20:12 | 12/07/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa hôm nay (12/7) nổi bật với thông tin giá cà phê nối tiếp đà giảm trong tháng 6. Tình hình căng thẳng thương mại vẫn chưa hết "nóng" khi Trung Quốc hạ dự báo lượng nhập khẩu đậu tương.
thi truong hang hoa 127 gia ca phe tiep tuc giam trong thang 6 trung quoc ha du bao nhap khau dau tuong Thị trường hàng hóa (11/7): Xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự kiến giảm, Mỹ công bố danh sách hàng hóa Trung Quốc chịu thuế quan mới
thi truong hang hoa 127 gia ca phe tiep tuc giam trong thang 6 trung quoc ha du bao nhap khau dau tuong Thị trường hàng hóa (10/7): Doanh nghiệp thờ ơ thương hiệu gạo quốc gia, xuất khẩu tôm chững lại
thi truong hang hoa 127 gia ca phe tiep tuc giam trong thang 6 trung quoc ha du bao nhap khau dau tuong Thị trường hàng hóa (9/7): Giá gạo tại Philippines dự kiến sẽ ổn định trong tháng 8, đáp ứng nhu cầu điện năm 2019 rất khó khăn

1. Trung Quốc sẽ đáp trả Mỹ bằng hàng loạt biện pháp phi thuế quan

Lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc tiếp tục áp thuế quan lên 200 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có thể khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trả đũa với hàng loạt rào cản phi thuế quan.

Theo Bloomberg, vì Trung Quốc chỉ nhập khẩu khoảng 130 tỷ USD giá trị hàng hóa từ Mỹ, nên khả năng đánh thuế lên giá trị hàng hóa tương đương sẽ bị hạn chế. Mỹ nhập khẩu 505 tỷ USD giá trị hàng hóa từ Trung Quốc trong năm ngoái.

Trong khi Trung Quốc có thể tăng thuế quan hiện tại hơn mức 25%, họ cũng có thể gây ra những thiệt hại đáng kể bằng cách gia tăng quy định kiểm soát các công ty Mỹ, làm chậm quá trình phê duyệt, hủy bỏ đơn đặt hàng từ Mỹ hoặc khuyến khích tẩy chay tiêu dùng.

Các công ty lớn của Mỹ gồm Walmart và General Motor đang hoạt động quy mô lớn tại Trung Quốc và đã lên kế hoạch mở rộng sản xuất, có nguy cơ phải dừng lại vì căng thẳng giữa hai nước leo thang.

Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật này trước đó, với ví dụ điển hình là Hàn Quốc và Nhật Bản trong giai đoạn căng thẳng chính trị trước đó, và nạn nhân là các nhà sản xuất ô tô từ hai quốc gia này.

2. Hàng loạt dự án điện bị dừng triển khai

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh giai đoạn 2016 - 2030, có tổng cộng 116 dự án nguồn điện đưa vào vận hành, chưa bao gồm các nguồn năng lượng tái tạo chưa ghi rõ tên hoặc chưa lập dự án. Trong đó, 43 dự án thủy điện, 57 dự án nhiệt điện, 11 dự án năng lượng tái tạo, 3 dự án thủy điện tích năng và 2 dự án điện hạt nhân.

Sau 2 năm thực hiện, Quốc hội thông qua chủ trương dừng thực hiện dự án Điện hạt nhân tại Ninh Thuận (4.600 MW). Hai nhà máy nhiệt điện khác là nhiệt điện Bạc Liêu (1.200 MW) và nhiệt điện Cẩm Phả 3 (440 MW) cũng phải dừng triển khai. Ngoài ra, dự án điên Vũng Áng 3 (2.400 MW) cũng có thể phải dừng thực hiện theo đề nghị của các địa phương.

Thay vào đó, dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 (công suất mỗi nhà máy 750 - 800 MW) sẽ được bổ sung. Tiến độ đưa vào vận hành hai nhà máy này là năm 2020 và 2021. Bên cạnh đó, công suất nhiệt điện An Khánh được điều chỉnh tăng từ 100 MW lên 650 MW.

3. ICO: Giá cà phê Arabica và Robusta đồng loạt giảm trong tháng 6

Chỉ số giá tổng hợp ICO trung bình trong tháng 6 giảm 2,6% xuống 110,44 USD cent/pound, ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 12/2013.

Cụ thể, chỉ số tổng hợp khởi đầu tháng ở mức cao 114,4 USD cent/pound, nhưng nhanh chóng giảm còn 110,41 USD cent vào ngày 7/6.

Thời gian còn lại của tháng, chỉ số giá dao động trong khoảng 108,98 – 110,72 USD cent/pound, trước khi giảm còn 108,68 USD cent/pound trong ngày 29/6. Sự thể hiện của giá trong tháng 6 phản ánh nguồn cung lớn hơn của cà phê trên thị trường quốc tế từ vụ mùa mới, đáng chú ý là Brazil.

Giá của tất cả các nhóm chỉ số đều giảm trong tháng 6. Mức giảm lớn nhất được ghi nhận tại nhóm cà phê Arabica Brazil, giảm 3,7% xuống 115,1 USD cent/pound. Chỉ số giá của nhóm cà phê Arabica Colombia và nhóm cà phê đến từ quốc gia khác đồng loạt giảm 1,2% xuống lần lượt 138,55 USD cent/pound và 134,03 USD cent/pound.

4. Trung Quốc hạ dự báo nhập khẩu đậu tương do chiến tranh thương mại

Với mức thuế 25% áp lên một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ trong đó có đậu tương, chi phí nhập khẩu loại hạt này sẽ tăng thêm 14,95 USD/tấn. Điều này khiến nhu cầu nhập khẩu đậu tương giảm.

Nhập khẩu đậu tương trong niên vụ 2018/2019 bắt đầu từ 1/10 dự kiến đạt 93,85 triệu tấn, giảm 1,8 triệu tấn, tương đương 2% so với ước tính đưa ra hồi tháng trước, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho hay. Con số này thấp hơn so với lượng nhập khẩu đậu tương ở niên vụ trước là 95,97 triệu tấn đồng thời là mức thấp nhất kể từ niên vụ 2016/2017.

5. Ngành điều lại khổ với thị trường Trung Quốc

Theo ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc đang đối mặt nhiều khó khăn khi nước này thực hiện chính sách tăng chất lượng nông sản nhập khẩu và chính quy hóa các thủ tục nhập khẩu.

"Thứ nhất, về thuế nhập khẩu, theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, phần lớn nông sản (trong đó có hạt điều) xuất khẩu sang Trung Quốc được hưởng thuế ưu đãi 0%. Nhưng thực tế là hạt điều Việt Nam không được hưởng lợi khi nước này tăng thuế GTGT đánh vào các nhà nhập khẩu lên 17% nên thực chất là thuế tăng chứ không giảm. Do đó, nhà nhập khẩu điều Trung Quốc buộc phải tính toán lại giá mua điều từ Việt Nam để cân đối lợi nhuận.

Thứ hai, trước đây Việt Nam xuất khẩu được nhiều điều phẩm cấp thấp sang Trung Quốc và xem đây là một lợi thế do bán được nhiều chủng loại nhưng vài tháng gần đây Trung Quốc từ chối nhập khẩu dòng hàng này. Như vậy, dòng sản phẩm phẩm cấp thấp mất thị trường quan trọng.

Thứ ba, Trung Quốc vừa đưa ra lộ trình về việc kiểm soát nguồn gốc tất cả nông sản nhập khẩu từ Việt Nam. Với ngành điều, nếu sử dụng nguyên liệu từ châu Phi (đang chiếm tỉ lệ cao) sẽ không còn hưởng ưu đãi bởi quy định 70% hàm lượng giá trị gia tăng phải được thực hiện tại Việt Nam. Đây là 3 đòn chí mạng mà ngành điều đang gặp phải tại thị trường Trung Quốc" – ông Thanh nhận định.

6. Thị trường hàng hóa toàn cầu chao đảo vì cơn địa trấn chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc chủ yếu là đậu nành và các sản phẩm nông nghiệp khác. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh cũng lên kế hoạch áp 25% đối với dầu thô và những hàng hóa năng lượng khác, khi Washington đánh thuế bổ sung 25% lên 16 tỷ USD giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trung Quốc là nhà tiêu thụ đậu nành lớn nhất thế giới, phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng khoảng 90% nhu cầu. Trong đó, tính riêng Mỹ đã chiếm hơn 30% tổng tiêu thụ đậu nành của Trung Quốc. Và hiện, vì hành động “ăn miếng trả miếng” giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, Trung Quốc đang phải tìm các nhà cung cấp thay thế.

Brazil đang là nguồn cung đậu nành chính của Trung Quốc, nhưng không đủ công suất để bù đắp cho phần nhập khẩu bị mất từ Mỹ. Điều này sẽ đưa Nga và Trung Á lên đứng đầu danh sách ứng viên. Cả hai quốc gia đều là những nguồn cung thay thế hấp dẫn, khi Dự án Vành đai – Con đường của Trung Quốc sẽ giảm thời gian cần thiết để vận chuyển hàng hóa qua lục địa Á – Âu.

7. Vàng không còn là nơi trú ẩn an toàn của giới đầu tư trong bối cảnh chiến tranh thương mại

Thực tế, việc các nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán không hỗ trợ được vàng, với tài sản trú ẩn an toàn phải chịu tổn thất khi giới đầu tư cảnh giác về một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu đang đổ về đồng USD.

Hôm thứ Tư (11/7), dữ liệu từ Investment Company Institute (ICI) cho biết, các nhà đầu tư thuộc quỹ của Mỹ đã rút 1 tỷ USD từ quỹ hàng hóa, gồm cả các khoản đầu tư vào vàng, đợt tháo chạy lớn nhất kể từ tháng 7/2017.

Lo ngại về một cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang, khiến các nhà đầu tư "tạm biệt" thị trường chứng khoán, và đổ dồn đến đồng bạc xanh. USD đã tăng 5% trong 3 tháng qua so với các đồng tiền chủ chốt khác. Điều đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vàng thỏi, được định giá bằng USD.

Dữ liệu từ đơn vị nghiên cứu Lipper của Thomson Reuters trong tuần trước cho thấy, giới đầu tư đã rút tiền khỏi các quỹ hàng hóa kim loại quý trong 9 tuần liên tiếp, với 2 tỷ USD bị đưa đi chỉ trong vòng tháng 6, mức nhiều nhất kể từ tháng 12/2016.

Xem thêm

Đức Quỳnh