|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hàng loạt dự án điện bị dừng triển khai

17:42 | 12/07/2018
Chia sẻ
Sau 2 năm thực hiện, Quốc hội thông qua chủ trương dừng thực hiện dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận (4.600 MW). Hai nhà máy nhiệt điện khác là nhiệt điện Bạc Liêu (1.200 MW) và nhiệt điện Cẩm Phả 3 (440 MW) cũng phải dừng triển khai.
hang loat du an dien bi dung trien khai EVN: Đáp ứng nhu cầu điện năm 2019 rất khó khăn
hang loat du an dien bi dung trien khai Đầu tư Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng gần 8.600 tỷ đồng

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh giai đoạn 2016 - 2030, có tổng cộng 116 dự án nguồn điện đưa vào vận hành, chưa bao gồm các nguồn năng lượng tái tạo chưa ghi rõ tên hoặc chưa lập dự án. Trong đó, 43 dự án thủy điện, 57 dự án nhiệt điện, 11 dự án năng lượng tái tạo, 3 dự án thủy điện tích năng và 2 dự án điện hạt nhân.

hang loat du an dien bi dung trien khai
Hàng loạt dự án điện bị dừng triển khai

Sau 2 năm thực hiện, Quốc hội thông qua chủ trương dừng thực hiện dự án Điện hạt nhân tại Ninh Thuận (4.600 MW). Hai nhà máy nhiệt điện khác là nhiệt điện Bạc Liêu (1.200 MW) và nhiệt điện Cẩm Phả 3 (440 MW) cũng phải dừng triển khai. Ngoài ra, dự án điên Vũng Áng 3 (2.400 MW) cũng có thể phải dừng thực hiện theo đề nghị của các địa phương.

Thay vào đó, dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 (công suất mỗi nhà máy 750 - 800 MW) sẽ được bổ sung. Tiến độ đưa vào vận hành hai nhà máy này là năm 2020 và 2021. Bên cạnh đó, công suất nhiệt điện An Khánh được điều chỉnh tăng từ 100 MW lên 650 MW.

Đối với việc phát triển các nguồn điện mặt trời, sau khi Thủ tướng ban hành Quyết định số 11/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, đã có nhiều thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu phát triển các dự án điện mặt trời và đề xuất bổ sung quy hoạch thực hiện hiện. Tính đến cuối tháng 5/2018, các tỉnh đã gửi hồ sơ đề nghị bổ sung quy hoạch285 dự án điện mặt trời với tổng công suất 19.300 MW. Trong đó, Thủ tướng và Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung 100 dự án với tổng công suất 6.490 MW.

Một số địa phương đã được nổ sung quy hoạch điện mặt trời với tổng công suất lớn như Tây Ninh, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Bộ Công Thương cho biết ngành điện tăng cường nhập khẩu từ các nước trong khu vực. Trung đó, theo Biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào (tháng 10/2016), nhập khẩu điện từ Lào với công suất tối thiểu dến năm 2020 - 2025 - 2030 tương ứng là 1.000 MW - 3.000 MW - 5.000 MW.

Trước đó, tại Hội nghị giao ban trực tuyến Sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2018, Theo ông Dương Quang Thành, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhận định, với tốc độ tăng nhu cầu điện như hiện năm là 10%/năm trong khi tốc độ nguồn điện chỉ tăng từ 4.000 MW đến 5.000 MW, việc đáp ứng nhu cầu điện trong năm 2019 rất khó khăn.

Ngành điện đã hoàn thành và đưa vào phát điện Thủy điện Sông Bung 2 với tổng công suất 100 MW, hoàn thành công tác thử nghiệm, chạy tin cậy các dự án nhà máy điện Thái Bình, Vĩnh Tân 4, qua đó đóng góp vào tăng trưởng của ngành điện. Dự kiến, ngành điện phấn đấu đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện và thị trường điện đáp ứng nhu cầu điện cả nước. Trong đó, điện sản xuất EVN và mua năm 2018 ước đạt 211,16 triệu kWh tăng 9,46% so với năm 2017 (lớn hơn dự kiện ban đầu là 9,1%); điện thương phẩm năm 2018 ước đạt 191,21 triệu kWh, tăng 9,48% so với cùng kỳ năm 2017.

Xem thêm

Đức Quỳnh