|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Đầu tư Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng gần 8.600 tỷ đồng

21:19 | 12/04/2018
Chia sẻ
Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư dự kiến gần 8.600 tỷ đồng, khởi công năm 2017 và đi vào vận hành năm 2022 - 2023.
duyet chu truong dau tu nha may thuy dien hoa binh mo rong gan 8600 ty dong Ưu tiên các nhà máy thuỷ điện có mức nước cao
duyet chu truong dau tu nha may thuy dien hoa binh mo rong gan 8600 ty dong Kiểm tra an toàn và bảo vệ môi trường các nhà máy thủy điện

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng.

Chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng hơn 8.596 tỷ đồng. Trong đó, chủ đầu tư có khoảng 30% vốn tự có; vốn vay tín dụng ưu đãi (chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) và vốn vay thương mại chiếm 70% còn lại. Dự án triển khai chuẩn bị đầu tư từ năm 2017 và đưa công trình vào vận hành năm 2022 – 2023.

duyet chu truong dau tu nha may thuy dien hoa binh mo rong gan 8600 ty dong
Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng có tổng mức đầu tư dự kiến gần 8.600 tỷ đồng. (Ảnh minh họa)

Dự án mở rộng Nhà máy thủy điện Hòa Bình nhằm tăng cường công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa nước hàng năm vào mùa lũ của nhà máy hiện hữu để phát điện; ổn định và góp phần giảm chi phí hệ thống điện quốc gia...

Theo quy mô đầu tư xây dựng, công suất lắp máy 480 MW; hai tổ máy; nhà máy thủy điện kiểu hở; điện lượng trung bình hàng năm 479 triệu kWh/năm (mùa lũ) và tăng khả năng huy động điện năng giờ cao điểm của Nhà máy điện Hòa Bình hiện hữu vào mùa khô khoảng 264,4 triệu kWh/năm.

Sơ bộ thiết bị công nghệ chính gồm: thiết bị cơ khí thủy lực (gồm hai tổ máy Tuabin Francis, máy phát điện đồng bộ ba pha trục đứng, công suất lắp máy 480 MW và các thiết bị phụ đồng bộ); thiết bị cơ khí thủy công (gồm thiết bị cửa nhận nước, nhà máy thủy điện, đường ống áp lực và các thiết bị phụ khác); trạm phân phối điện sử dụng phương án trạm GIS, đấu nối với hệ thống điện quốc gia ở cấp điện áp 220 kV hoặc 500 kV.

Cửa lấy nước thuộc xã Thái Thịnh, đường hầm dẫn nước; nhà máy thuộc phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai các bước chuẩn bị đầu tư, đầu tư xây dựng tiếp theo của dự án theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. UBND tỉnh Hòa Bình thực hiện công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đầu tư xây dựng dự án theo quy định, phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong quá trình thực hiện.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án, trong đó tiếp tục nghiên cứu về quy mô, các thông số kỹ thuật chủ yếu của dự án và phương án đấu nối nhà máy với hệ thống điện Quốc gia; đánh giá chi tiết tác động, ảnh hưởng của quá trình thi công xây dựng công trình để đề ra giải pháp đảm bảo an toàn cho Nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện hữu...

N.Lê

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.