|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (11/9): Giá gạo Nigeria tăng, Thái Lan hoàn thành bán gần 17 triệu tấn gạo

19:37 | 11/09/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa ngày 11/9 nổi bật với thông tin giá gạo Nigeria tăng đột biến. Cục Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, đã hoàn thành việc bán 16,91 triệu tấn gạo tồn kho quốc gia.
thi truong hang hoa 119 gia gao nigeria tang thai lan hoan thanh ban gan 17 trieu tan gao Thị trường hàng hóa (10/9): Giá đậu nành Trung Quốc tăng bật, Việt Nam muốn Mỹ tăng cường đầu tư

1. Người dân Nigeria khốn đốn vì giá gạo tăng đột biến

Nigeria se cần chuẩn bị cho một đợt thử thách khác khi giá gạo tăng mạnh. Gạo được coi là thực phẩm chủ yếu của các hộ gia định tại quốc gia này.

Theo các chuyên gia phân tích trong ngành, giá gạo có thể tăng trong vài tuần tới và duy trì cho tới tháng 12 hoặc lâu hơn nữa nếu các biện pháp khẩn cấp không được triển khai để giải quyết những thử thách này.

2. Thái Lan hoàn thành bán gần 17 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia

Cục Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, đã hoàn thành việc bán 16,91 triệu tấn gạo tồn kho quốc gia, tích lại từ kế hoạch thu mua gạo từ người nông dân của chính phủ.

Ông Adul Chotinisakorn, tổng giám đốc của Cục Ngoại thương Thái Lan, cho biết sau 4 năm không sử dụng kho gạo khổng lồ, cơ quan này đã bán toàn bộ lượng dự trữ với tổng cộng 146,17 tỷ baht.

3. PVN gặp khó về việc áp dụng các luật

Việc tích hợp, áp dụng giữa các Luật (Luật Dầu khí, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công…) đang khá phức tạp khiến PVN khó có thể triển khai được công việc liên quan.

Ngoài ra, việc áp dụng Luật dầu khí và Luật đấu thầu chưa rõ ràng, tách bạch, nên một số chủ đầu tư trong nước muốn áp dụng Luật Đấu thầu để đấu thầu quốc tế cho các dự án phát triển mỏ sắp tới. Việc này vô hình chung đã “mở toang” thị trường cho nhà thầu nước ngoài và đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm của người Việt Nam mất đi.

4. Mỹ áp thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam mức 4,58% ở giai đoạn POR12

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuât khẩu Thủy sản (VASEP), ngày 10/9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã thông báo kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá (CBPG) cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 – POR12 (từ 1/2/2016- 31/1/2017).

Theo đó, mức thuế cho Công ty Fimex và các công ty khác là 4,58%. Công ty Fimex được chọn là bị đơn bắt buộc duy nhất trong đợt xem xét hành chính lần này, do đó biên độ phá giá tính cho Fimex cũng được áp dụng cho các công ty còn lại.

5. Trái cây Mỹ gặp khó do chiến tranh thương mại với Trung Quốc

Xuất khẩu cam, quả óc chó, nho, cherry và đào Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do thuế quan trả đũa của Trung Quốc, theo một nghiên cứu mới của ngân hàng Rabobank.

Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cho thấy nhu cầu tiêu thụ các loại hạt và trái cây Mỹ sẽ tăng trong năm tới.

6. Ấn Độ có thể áp thuế CBPG lên thép Trung Quốc trong vòng 5 năm

Ấn Độ có thể áp thuế chống bán phá giá (CBPG) lên đến 185,51 USD/tấn trong vòng 5 năm lên một số sản phẩm thép của Trung Quốc nhằm bảo vệ doanh nghiệp nội địa trước làn sóng thép nhập khẩu giá rẻ.

Các công ty thép Ấn Độ JSW Steel Ltd., Sunflag Iron & Steel Co. Ltd., Usha Martin Ltd., Gerdau Steel India, Vardhman Special Steels Ltd. và Jayaswal Neco Industries Ltd. cùng nộp đơn yêu cầu khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá thép.

Xem thêm

Đức Quỳnh