Trái cây Mỹ gặp khó do chiến tranh thương mại với Trung Quốc
Những trái cây Nhật có giá gấp chục lần hàng Việt | |
Việt Nam xuất khẩu giùm trái cây cho Thái! |
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cho thấy nhu cầu tiêu thụ các loại hạt và trái cây Mỹ sẽ tăng trong năm tới.
Nhu cầu ngày càng tăng từ thị trường Trung Quốc sẽ giúp bù đắp một phần tác động của thuế quan. Theo hai chuyên gia về trái cây David Magana và Roland Fumasi của Rabobank và là tác giả của nghiên cứu trên, tầng lớp trung lưu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng từ 2 tỷ người vào năm 2020 lên 3,5 tỷ người vào năm 2030, chủ yếu do thành phần dân số này gia tăng tại Trung Quốc và Ấn Độ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Daniel Munoz/Reuters. |
Doanh số trái cây Mỹ tại Trung Quốc sụt giảm
Theo nghiên cứu trên, doanh số các loại hạt và trái cây Mỹ tại thị trường Trung Quốc trong năm tài chính kết thúc vào tháng 7/2019 ước tính sẽ giảm từ mức 5% đối với hạt hạnh nhân đến 25 – 30% đối với nho và cherry.
Do Trung Quốc cũng là quốc gia trồng nhiều cam, nho, quả óc chó và đào, ông Fumasi cho biết các loại quả xuất khẩu cùng loại của Mỹ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng.
Cheery là loại quả cao cấp nhưng chứng kiến doanh số sụt giảm trong năm qua khi tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc ngưng chương trình tiếp thị quả cherry Mỹ do căng thẳng thương mại giữa hai nước.
Nhu cầu thế giới đi lên
Bất chấp thuế quan Trung Quốc hiện ở mức 50 – 60% đối với hầu hết các loại hạt và trái cây tươi của Mỹ, hai tác giả của nghiên cứu cho biết thay đổi về nhu cầu tiêu thụ hạt và trái cây Mỹ vẫn tích cực đối với hầu hết mặt hàng, đặc biệt là hạt hạnh nhân, quả óc chó, cam và chanh.
Nghiên cứu cũng đề cập thuế quan tăng mà Ấn Độ áp lên táo, hạt hạnh nhân và quả óc chó nhập khẩu từ Mỹ.
Các tác giả ước tính, chỉ có nhu cầu đối với đào, lê và nho khô dự kiến sẽ giảm trong năm tài chính kết thúc vào tháng 7/2019, trong khi các mặt hàng khác – hạt hạnh nhân, quả óc chó, quả hồ trăn, cam, chanh, nho, táo và cherry – đều ghi nhận nhu cầu tăng.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu kết thúc và khả năng hai nước áp thuế quan bổ sung lên hàng hóa của nhau, nghiên cứu cho rằng triển vọng thương mại có thể trở nên u ám hơn.
“Nếu chiến tranh thương mại leo thang trên các mặt trận khác nhau, như Canada, Mexico và châu Âu, triển vọng đối với nhu cầu quốc tế có thể xấu đi đáng kể”, nghiên cứu nhấn mạnh.