Thành viên chủ chốt bất đồng, thỏa thuận OPEC+ bấp bênh
Theo Bloomberg, Liên minh OPEC+ vừa xảy ra cuộc tranh luận gay gắt sau khi một thành viên chủ chốt từ chối thỏa thuận vào phút cuối, buộc nhóm này phải hoãn cuộc họp và dấy lên nghi ngại về một thỏa thuận có thể kìm hãm đà tăng của giá dầu.
Một đại biểu trong cuộc họp cho biết cuộc đối đầu giữa các nước Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và các quốc gia còn lại trong khối có thể khiến OPEC+ không tăng sản lượng dầu.
Nếu cuộc đàm phán không thành công, thỏa thuận sẽ trở lại với các điều khoản hiện tại, sản lượng dầu mỏ không thay đổi cho đến tháng 4/2022. Điều này sẽ gây căng thẳng cho thị trường dầu mỏ vốn nhỏ và có nguy cơ lạm phát tăng giá.
Cơn sốt dầu mỏ khiến thị trường biến động, cũng như áp lực lạm phát mà các nhà đầu tư đang cố gắng kiểm soát khi giá dầu tăng lên 75 USD.
Nó ảnh hưởng đến mối quan hệ đối tác mà các quốc gia từng mất nhiều thời gian gây dựng và tái tạo. Điều này có thể dẫn đến cuộc cạnh tranh về giá dầu như Saudi Arabia và Nga hồi năm ngoái.
Trong phiên họp ngày 1/7, OPEC+ dự kiến bổ sung khoảng 400.000 thùng dầu/ngày mỗi tháng trong giai đoạn tháng 8 – 12/2021.
Đồng thời, OPEC+ có thể gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng đến tháng 12/2022. Thỏa thuận hiện tại của OPEC+ dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 4 năm tới.
Tuy nhiên, các đại biểu cho biết thỏa thuận sơ bộ đó đã bị các nước Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bác bỏ. Các quốc gia Trung Đông này sẽ phản đối thỏa thuận cho đến khi OPEC+ thay đổi đường cơ sở về cắt giảm sản lượng, nâng hạn ngạch sản xuất một cách hợp lý.
Theo ông Giovanni Staunovo, một nhà phân tích hàng hóa tại UBS Group AG, cho biết: "Bất kỳ yêu cầu điều chỉnh hạn ngạch sản xuất nào đều khó đoán như việc mở chiếc hộp của Pandora. Điều đó có thể khiến sản lượng của UAE tăng lên khoảng 700.000 thùng/ngày và các quốc gia OPEC+ khác cũng có thể yêu cầu điều chỉnh".
Đây không phải là lần đầu tiên UAE tham vọng thao túng các cuộc đàm phán. Thậm chí, vào cuối năm ngoái, Abu Dhabi từng có ý định rời khỏi liên minh khi bị UAE thúc ép tăng sản lượng dầu mỏ.
Một cuộc họp khác của OPEC cũng bị trì hoãn trong bối cảnh các cuộc đàm phán căng thẳng trước khi thỏa thuận cuối cùng được ký kết. UAE chi mạnh tay vào khai thác dầu mỏ và muốn kiếm lợi từ đó.
Các bộ trưởng dự kiến nối lại cuộc họp theo hình thức trực tuyến vào ngày 2/7, tuy nhiên cuộc họp này có thể diễn ra hay không còn phụ thuộc vào các cuộc đàm phán ngoại giao.
Kế hoạch cắt giảm sản lượng của UAE được thực hiện vào năm 2018 khi công suất tối đa đat 3,2 triệu thùng/ngày. Sau đó, các dự án mở rộng khai thác khiến sản lượng dầu tăng và nước này muốn thiết lập lại mức cơ bản lên khoảng 3,8 triệu thùng/ngày.
UAE cho rằng sự thay đổi này là cần thiết vì theo các điều khoản hiện tại của thỏa thuận OPEC+, nước này đang cắt giảm tương đối sâu hơn so với các thành viên khác.
Các đại biểu cho biết Nga và Saudi Arabia, lãnh đạo của khối OPEC+ đã thẳng thằng từ chối yêu cầu của UAE. Các cuộc đàm phán sẽ diễn ra vào ngày 2/7, cho phép các quốc gia có thời gian tham vấn ở cấp Chính phủ.
Richard Bronze, Trưởng bộ phận địa chính trị tại công ty tư vấn Energy Aspects Ltd., cho biết: "Thật khó đoán được bên nào sẽ nhượng bộ vào để có được kết quả rõ ràng vào ngày 2/7. Các cuộc đàm phán thậm chí có thể kéo dài đến cuối tuần vì bất kỳ thỏa hiệp nào cũng có thể là bài toán khó với OPEC".
Đối với UAE, đường cơ sở là một vấn đề rất quan trọng và nước này sẽ từ chối thỏa thuận OPEC+ cho đến khi có sự thay đổi.
Trong khi, các đại biểu của Saudi Arabia khẳng định việc gia hạn thỏa thuận đến tháng 12/2022 là rất quan trọng đối với sự ổn định của thị trường trong thời gian tới.
Đến nay, giá dầu đã tăng khoảng 50% trong năm nay do nhu cầu tăng sau khi đại dịch được kiểm soát và sự phục hồi của nguồn cung OPEC+ sau đợt cắt giảm sâu vào năm ngoái. Cơn sốt dầu thô và các hàng hóa khác khiến các ngân hàng trung ương lo ngại về nguy cơ lạm phát.
OPEC+ đang trong quá trình phục hồi nguồn cung dầu thô, từng bị gián đoạn vào năm 2020. Liên minh 23 quốc gia đã quyết định bổ sung khoảng 2 triệu thùng/ngày cho thị trường trong tháng 5 – 7 và bài toán đặt ra cho các bộ trưởng được trao đổi ngày 1/7 là có nên tiếp tục tăng trong những tháng tới?
Nguồn cung dầu thô đang thâm hụt mạnh do nhu cầu tăng cao, các quốc gia "khát" dầu mỏ để tái sản xuất sau đại dịch. Theo quan điểm của các nước trong liên minh, việc tăng sản lượng dầu là cần thiết để giải cứu kho dự trữ nhiên liệu đang dần cạn kiệt, các nền kinh tế đang lâm vào bế tắc.
Theo dữ liệu của liên minh cho thấy lượng dầu tồn kho đã giảm xuống mức trung bình khi mức tiêu thụ nhiên liệu tiếp tục phục hồi mạnh mẽ. Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo dự báo nhu cầu trong nửa cuối năm sẽ cao hơn 5 triệu thùng/ngày so với 6 tháng đầu năm.
Tuy nhiên, một số yếu tố có thể khiến cơn sốt dầu mỏ hạ nhiệt. Nếu Mỹ đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran, việc chấm dứt các lệnh trừng phạt có thể mở ra nguồn cung dầu mỏ mới.
Bên cạnh đó, biến thể Delta có mức độ lây nhiễm COVID-19 cao có thể khiến một số quốc gia trở lại tình trạng giãn cách xã hội, đe dọa sự phục hồi của thị trường dầu mỏ.
"Cuộc bùng nổ dầu mỏ như hồi tháng 4/2020 sẽ khó có thể xảy ra. Các nước đã khá chật vật đàm phán đến giai đoạn này.
Tôi hy vọng thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Nga sẽ được thông qua, và có thể thực hiện một số ưu tiên cho UAE ", ông Vandana Hari, người sáng lập công ty tư vấn dầu mỏ Vanda Insights, cho biết.