Thanh khoản tăng 20% tuần tái cơ cấu danh mục của ETF, cổ phiếu các ngành được dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ
Dòng tiền tiếp tục vận động sang nhóm cổ phiếu Midcap |
Tuần qua (17-21/9), việc quỹ VNM ETF và FTSE ETF 21/9 tái cơ cấu danh mục đã khiến thị trường có những phiên giằng co với diễn biến đảo chiều liên tục.
Kết phiên 21/9, VN-Index tăng 11,63 điểm so với tuần trước, đạt 1.002,97 điểm. Chỉ số HNX-Index tăng 2,43 điểm lên 115,8 điểm trong khi UPCoM-Index tăng nhẹ lên 51,95 điểm.
Các mã ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số VN-Index tuần qua là GAS, TCB và VNM. Ở diễn biến ngược lại, các mã ảnh hưởng tiêu cực nhất là VIC , VHM và NVL. Thanh khoản trung bình ngày đạt 222 triệu cổ phiếu trên sàn HSX, tăng 20% so với tuần trước.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu dầu khí, ngân hàng, chứng khoán đều tăng mạnh nhờ GAS, PVD, POW, TCB, STB, VPB, SSI, HCM, VCI… Ngược lại, các mã gồm VHM, VIC, NVL và TCH giảm khiến nhóm bất động sản giao dịch kém tích cực. Khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE với giá trị hơn 746 tỷ đồng, riêng phiên 21/9 bán ròng hơn 782 tỷ đồng.
Trên sàn HOSE, cổ phiếu ATG của Công ty Cổ phần An Trường An dẫn đầu đà tăng HOSE (34,7%) nhờ 5 phiên tăng trần liên tiếp. Theo sau là AGF của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (29,8%). Ngoài ra, các mã như VMD (CTCP Y Dược phẩm Vimedimex) , STK (CTCP Sợi Thế Kỷ), HU1 (CTCP Đầu tư va Xây dựng HUD1), TNT (CTCP Tài Nguyên) là những mã có nhiều phiên tăng trần trong tuần.
Ngược lại, GIL của CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh giảm mạnh nhất (gần 25%). Bên cạnh đó, CMV (CTCP Thương nghiệp Cà Mau), TCO (CTCP Vận tải Đa phương thức Duyên Hải, YBM (CTCP Khoáng sản Công nghiệp Yên Bái) là những mã có nhiều phiên giảm sàn.
Trên sàn HNX, cổ phiếu VCM (CTCP Nhân lực và Thương mại Vinaconex) và MPT (CTCP May Phú Thành), SDD (CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông Đà) và BII (CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư) tăng trần 4 phiên liên tiếp. Trong khi đó, cổ phiếu NSH của CTCP Nhôm Sông Hồng giảm sàn 5 phiên liên tục.
Tại UPCoM, HTK (Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Hải Dương) là cổ phiếu tăng mạnh nhất (110,2%) nhưng TTG (CTCP May Thanh Trì) giảm gần 47%.
Gelex lập công ty vốn 1.210 tỷ đồng hoạt động trong lĩnh vực logistics |
Tuần qua, Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex – Mã: GEX) vừa ra quyết định thành lập Công ty TNHH MTV Gelex Logistics vốn điều lệ 1.210 tỷ đồng. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh kho, bãi, cảng; kinh doanh kho ngoại quan CFS (gom, phát hành lẻ), trung tâm phân phối (logistics center).
ThaiBev tăng vốn tại công ty sở hữu Sabeco thêm gần 1,9 tỷ USD để trả nợ |
Đồng thời, Công ty TNHH Thai Beverage (ThaiBev) cũng thông báo tăng vốn tại hai công ty đang thuộc sở hữu trực tiếp (100% vốn điều lệ) là International Beverage Holdings Limited (IBHL) và BeerCo Limited (BeerCo). Mục đích tăng vốn lần này của ThaiBev là giúp cho công ty con BeerCo có khả năng chi trả cho các khoản vay nợ phát sinh sau khi thâu tóm Sabeco.
Ngoài ra, ngày 25/9 tới, Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM với mã VGI.
Lên sàn UPCoM với giá 15.000 đồng/cp, Viettel Global có gì hấp dẫn? |
Theo báo cáo từ Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC), môi trường vi mô nhìn chung lành mạnh. HSC lưu ý một số tác động nhỏ từ tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với năm ngoái và tăng trưởng tín dụng hiện được dự báo sẽ đạt khoảng 16% vào cuối năm so với mức tăng trưởng 18,24% trong năm 2017. Tuy nhiên, với hiệu quả cho vay tốt hơn hiện nay khi phần lớn tín dụng được cấp cho các doanh nghiệp sản xuất tư nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, HSC cho rằng tăng trưởng tín dụng chậm lại sẽ không kéo theo bất kỳ tác động vĩ mô tiêu cực nào trong năm nay.
HSC dự báo EPS của top 70 mã có vốn hóa lớn sẽ tăng trưởng 20,2%. Cổ phiếu hầu hết các ngành sẽ có sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong năm nay, dẫn đầu là cổ phiếu ngành tài chính, bất động sản và tài nguyên. Ngành bất động sản và hàng tiêu cùng nói chung cũng sẽ tăng trưởng khá. Triển vọng lợi nhuận của ngành ngân hàng có thể sẽ kém khả quan hơn một chút so với dự báo vài tháng trước do tăng trưởng tín dụng quý III kém. Ngoài ra, VNM và KDC có thể sẽ gặp khó khăn một chút.
Triển vọng lợi nhuận tích cực nói trên nhiều khả năng sẽ tái diễn trong năm sau. Chủ yếu vì môi trường vĩ mô có thể không có nhiều thay đổi trong 12 tháng tới. Ở hầu hết các ngành, hoạt động kinh doanh không phục thuộc chu kỳ hoặc có phụ thuộc chu kỳ nhưng hiện vẫn đang là thời điểm giữa của chu kỳ. Sẽ có những ngành trong đó lợi nhuận của doanh nghiệp suy giảm trước áp lực cạnh tranh tăng và nhu cầu yếu đi. Tuy nhiên nói chung, hầu hết các ngành chính sẽ tiếp tục thuận lợi và do đó sẽ tiếp tục tăng trưởng khá ít nhất là trong năm sau.