|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền tiếp tục vận động sang nhóm cổ phiếu Midcap

18:01 | 16/09/2018
Chia sẻ
Tuần qua, nhóm cổ phiếu lớn như ngân hàng, bất động sản, thực phẩm hồi phục tạo nền tảng và sự vận động dòng tiền sang nhóm cổ phiếu Midcap. 
dong tien tiep tuc van dong sang nhom co phieu midcap Hàng loạt mã penny trong diện kiểm soát tăng mạnh tuần qua

Cổ phiếu đầu cơ bật tăng

Kết phiên 14/9, Vn-Index tăng 24 điểm, tương đương 2,5% so với cuối tuần trước đó; HNX-Index tăng nhẹ lên 113,37 điểm; UPCoM-Index tăng không đáng kể, đạt 51,95 điểm.

Thị trường trải qua tuần giao dịch khá tích cực với 5 phiên tăng điểm, trong đó phiên giao dịch ngày thứ ba (11/9) có mức tăng mạnh nhất, VN-Index tăng gần 15 điểm lên mức 985,06. Nhìn chung các nhóm cổ phiếu thay nhau dẫn dắt thị trường, từ ngân hàng, dầu khí, tôn thép đến hàng tiêu dùng. Các mã vốn hóa lớn có mức tăng nổi bật trong tuần là VNM, GAS, VCB... Nhóm cổ phiếu lớn như ngân hàng, bất động sản, thực phẩm hồi phục tạo nền tảng và sự vận động dòng tiền sang nhóm cổ phiếu Midcap. Nhà đầu tư nước ngoài có tuần mua ròng trị giá 870 tỷ đồng trên sàn HSX, trong đó tập trung vào các mã VNM, VCB, HPG...

dong tien tiep tuc van dong sang nhom co phieu midcap

CTCP Kỹ nghệ Đô Thành (Mã: DTT) ghi nhận tăng mạnh nhất tuần trên HOSE (32%) nhờ ba phiên tăng trần. Theo sau là TMT của CTCP Ô tô TMT (30%) và CTCP Hùng Vương (29,8%) với 4 phiên tăng trần liên tiếp.

Mới đây, Hùng Vương công bố mức thuế chống bán phá giá (1/6/2016 - 31/7/2017) là 0. Trong khi mức thuế này bình quân cho các đơn vị khác là 0,41 USD/kg. Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Vasep, đây là tín hiệu tích cực đối với việc xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ.

Ở diễn biến ngược lại, KAC của CTCP Đầu tư Địa ốc Khang An dẫn đầu đà giảm mạnh nhất (19%) với 3 phiên giảm sàn. KAC vẫn nằm trong diện cảnh báo từ 8/2/2018 do vi phạm quy định về công bố thông tin.

Trong khi đó, OGC (CTCP Tập đoàn Đại Dương) giảm gần 11%. Bà Nguyễn Thị Dung, Phó Tổng Giám đốc kiêm Thành viên Hội đồng Quản trị đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Thời gian dự kiến giao dịch từ 7/9-13/10/2018. Ngoài ra, cổ phiếu mới lên sàn hồi đầu tháng 9, CRE cũng giảm gần 10% kết thúc tuần.

dong tien tiep tuc van dong sang nhom co phieu midcap

Ngoài ra, cổ phiếu SCJ (CTCP Xi măng Sài Gòn) tăng 38,5% nhờ 4 phiên tăng trần trong tuần. Kế tiếp là PCN (CTCP Hóa phẩm dầu khí DMC – Miền Bắc) tăng 37%.

Trong khi đó, SRA (CTCP Sara Việt Nam) ghi nhận 4 phiên “chạm sàn” liên tiếp, giảm gần 31% tuần qua.

Được biết, ông Phan Hồng Sơn hiện là Thành viên HĐQT Sara đồng thời là Chủ tịch HĐQT của CTCP Thiết bị Y tế Triết Tôn Tiên. Gần đây, Triết Tôn Tiên tố cáo CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật đã bán cho công ty các thiết bị y tế với tổng giá trị gần 120 tỷ đồng nhưng không nhận được hàng hóa. Trong khi Triết Tôn Tiên đã chuyển khoản khoảng 50% giá trị và xuất hóa đơn cho JVC giai đoạn 2013-2015.

Từ ngày 10/9, Thiết bị Y tế Việt Nhật bổ nhiệm ông Nguyễn Thế Hướng – Thành viên HĐQT giữ vị trí Chủ tịch HĐQT thay ông Phạm Quang Huy.

Trên UPCoM, ILA (Công ty Cổ phần ILA) tăng mạnh nhất tuần (61,2%) nhưng EPH (CTCP Dịch vụ Xuất bản Giáo dục Hà Nội) giảm mạnh nhất với 40%.

Xung đột thương mại Mỹ - Trung mang đến cơ hội cho ngành điện tử

Theo nhận định của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), xung đột thương mại Mỹ - Trung sẽ mang đến cơ hội cho ngành hàng lắp ráp điện thoại di động, hàng điện tử của Việt Nam. Năm 2017, trong top 10 các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ thì có đến 8 mặt hàng thuộc nhóm hàng điện thoại di động, đồ điện tử và thiết bị viễn thông. Tổng giá trị xuất khẩu (XK) của 8 nhóm hàng này là khoảng 256 tỷ USD, bằng 50% tổng kim ngạch XK của Trung Quốc sang Mỹ.

Riêng với mặt hàng điện thoại di động, giá trị XK của Trung Quốc vào Mỹ năm 2017 là 70 tỷ USD, chiếm 86% tổng giá trị điện thoại di động nhập khẩu vào Mỹ. Top 5 nhãn hàng điện thoại di động được sản xuất ở Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ là Apple, LG, ZTE, Motorola và Samsung. Nếu xung đột thương mại Mỹ-Trung leo thang lên mức toàn diện thì mặt hàng điện thoại di động cũng sẽ không tránh được việc bị áp thuế.

Đối với Samsung, Việt Nam hiện đang là nơi sản xuất lớn nhất của Tập đoàn này với sản lượng khoảng 240 triệu chiếc/năm, theo sau là Trung Quốc với sản lượng 150 triệu chiếc/năm, tiếp theo là Ấn Độ (50 triệu), Hàn Quốc (40 triệu), Brazil (12 triệu) và Indonesia (8 triệu).

Samsung đang có kế hoạch cắt giảm sản lượng khoảng 40 triệu sản phẩm tại Trung Quốc do giá nhân công cao kết hợp với rủi ro chiến tranh thương mại Mỹ -Trung nên Tập đoàn này càng có lý do để đẩy mạnh chuyển hướng đầu tư sang các nước khác. Trong bối cảnh này, Việt Nam có cơ hội thu hút thêm vốn đầu tư của Samsung. Theo đó, thu hút vốn FDI, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng, các khu công nghiệp sẽ được hưởng lợi, nhiều việc làm mới sẽ được tạo ra. Các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử gia dụng khác có thể cũng cùng chung xu hướng.

Xem thêm

Nhật Huyền

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.