Bộ Năng lượng Thái Lan đã thống nhất dừng triển khai dự án nhà máy nhiệt điện than 1.320 MW và sẽ sớm có văn bản chính thức gửi Bộ Công Thương và tỉnh Quảng Trị.
Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết nguồn cung than của nước này đã cải thiện đáng kể nhờ sản lượng khai thác than tăng và giá cả ổn định.
Thị trường than Trung Quốc tiếp tục suy yếu trong tuần 20 – 27/3. Bên cạnh đó, Mông Cổ thông báo đã nối lại xuất khẩu than với quốc gia này khiến nguồn cung tăng mạnh, gây áp lực lên giá cả.
Sản lượng than cốc dự báo giảm trong tháng 2 do ảnh hưởng từ sự bùng phát của virus corona, đồng thời, giá có thể đi xuống từ giữa tháng. Ngược lại, nguồn cung than nhiệt vẫn đáp ứng đủ nhu cầu và giá sẽ tăng mạnh.
BHP, tập đoàn khai mỏ lớn nhất thế giới, nhìn nhận triển vọng của than nhiệt như một thách thức và sẽ không sản xuất thêm, vì tập đoàn này đang ưu tiên tăng trưởng các mặt hàng gắn liền với sự chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và vận chuyển điện.
Giá hợp đồng than nhiệt giao tương lai của Trung Quốc lên cao kỷ lục trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (29/1), sau khi bốn công ty điện lực hàng đầu nước này cảnh báo về khả năng thiếu điện và nhiệt sưởi ấm. Nguyên nhân là vì các trận bão tuyết tồi tệ nhất trong mùa đông tiếp tục xuất hiện tại một số tỉnh miền Trung và miền Nam .
Giá than nhiệt của châu Á lên mức cao nhất kể từ 2016, nhờ nhu cầu tại Trung Quốc tăng cao và việc bốc dỡ hàng bị trì hoãn tại Indonesia làm gia tăng tình trạng ùn tắc tại các cảng than lớn.
Việc giá than nhiệt năng quốc tế tăng gấp đôi kể từ đầu năm 2016 có thể khiến Việt Nam phải chi thêm 1,27 tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu than tính từ năm 2021, theo một phân tích mới của Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) có trụ sở tại Australia.
Số liệu của Thomson Reuters cho biết, lượng than nhập khẩu của Trung Quốc tăng 13,6 triệu tấn trong 7 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, nhập khẩu than của Ấn Độ giảm 16,3 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2016.